Ô nhiễm môi trường đang là 'sát thủ' lớn nhất của con người

Thứ Năm, 07/12/2017 14:26 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 7/12, nhiều quốc gia trên thế giới đã cam kết hạn chế ô nhiễm túi nhựa và hóa chất trong không khí, đất, sông và đại dương. Mục tiêu này đòi hỏi việc thay đổi toàn bộ cách thức hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ.

Tuyên bố chung được thông qua tại Hội nghị Môi trường Liên hợp quốc (LHQ) ở thủ đô Nairobi của Kenya nêu rõ việc thay đổi hành vi của nhà sản xuất và người tiêu dùng có vai trò then chốt trong việc đạt được triển vọng về một "hành tinh không ô nhiễm".

Tuyên bố cảnh báo cứ mỗi ngày lại có 9/10 người phải hít thở bầu không khí bị ô nhiễm vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới (WTO). Nếu cứ tiếp diễn, tình hình này sẽ khiến hơn 17.000 người tử vong sớm vì nguyên nhân trên. Do đó, tuyên bố yêu cầu các chính phủ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh tế bền vững, khuyến khích lối sống lành mạnh, qua đó tái sử dụng và tái chế sản phẩm, giảm bớt rác thải.

Chú thích ảnh
Toàn cảnh lễ bế mạc Hội nghị Môi trường LHQ ở Nairobi, Kenya ngày 6/12. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu với báo giới trong ngày họp cuối cùng, Phó Giám đốc Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) Ibrahim Thiaw cho rằng bước tiếp theo là vạch ra kế hoạch hành động cụ thể. Theo ông, cần phải thay đổi mô hình tiêu thụ và sản xuất đang tác động tiêu cực đến môi trường. Điều này đòi hỏi chính sách rõ ràng từ chính quyền trung ương đến địa phương, điển hình như việc cấm dùng túi nhựa sử dụng một lần.

Tuyên bố của hội nghị cho biết mỗi năm con người lại xả 4,8 -12,7 triệu tấn nhựa xuống đại dương và tạo ra hơn 40 triệu tấn rác điện tử. UNEP nhấn mạnh nếu tình trạng ô nhiễm hiện nay còn kéo dài, các vùng biển sẽ có nhiều túi nhựa hơn là cá vào năm 2050.      

Tính đến ngày 6/12, UNEP đã nhận được 2,5 triệu cam kết chống ô nhiễm từ chính quyền trung ương, địa phương, doanh nghiệp và cá nhân trong việc cam kết cấm sử dụng túi nhựa, hạn chế ô nhiễm môi trường và giao thông công cộng xanh. Hơn 200 quốc gia đã nhất trí giám sát lượng nhựa bị thải xuống đại dương, trong khi khoảng 88.000 cá nhân cam kết đổi sang dùng nhiên liệu ít gây ô nhiễm hơn, ít sử dụng túi nhựa và tái sử dụng nhiều hơn.

Nếu như những cam kết này thành hiện thực, khoảng 1,4 tỷ người sẽ được hít thở bầu không khí sạch. Ước tính 480.000 km, tức 1/3 đường biển trên thế giới, sẽ không còn chịu cảnh ô nhiễm và 18,6 tỷ USD sẽ được dành để đầu tư vào nghiên cứu chống ô nhiễm.

Báo cáo tại hội nghị nhấn mạnh ô nhiễm là "sát thủ" lớn nhất của con người, khi cướp đi sinh mạng của 9 triệu người mỗi năm. Điều này đồng nghĩa với việc trên thế giới, cứ 6 người tử vong thì có 1 người qua đời vì nguyên nhân trên.

Đáng chú ý, chỉ riêng thành phần chì trong sơn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ của hơn 500.000 trẻ em. Hội nghị lần này đã thông qua hàng loạt nghị quyết chống ô nhiễm, trong đó hối thúc các chính phủ cấm sử dụng chì trong sơn, đẩy mạnh hành động nhằm ngăn ngừa và giảm ô nhiễm biển bằng mọi phương thức vào năm 2025, đồng thời kêu gọi các thành viên đặt ra các mục tiêu về tiêu chuẩn chất lượng không khí.

Hoàn thiện chính sách, tăng cường quản lý, khắc phục ô nhiễm tại các khu công nghiệp

Hoàn thiện chính sách, tăng cường quản lý, khắc phục ô nhiễm tại các khu công nghiệp

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về tăng cường thu hút các nguồn lực để phát huy tiềm năng thế mạnh trong nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hơn 20 năm xây dựng và phát triển, mô hình khu công nghiệp đã được hình thành, phát triển đa dạng và đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Tử Yến

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›