Bắt đầu từ một nghiên cứu trên tạp chí Science cho rằng tàu vũ trụ Voyager-1 đã ra khỏi hệ mặt trời ngày 25/8 dựa trên những thông số tàu gửi về Trái đất. Tuy nhiên phải đến ngày hôm qua, NASA mới chính thức xác nhận rằng tàu vũ trụ Voyager-1 đã ra khỏi hệ mặt tr
Tàu vũ trụ Voyager-1 ra khỏi hệ mặt trời đánh dấu mốc lịch sử lần đầu tiên có một thiết bị nhân tạo có thể bay ra khỏi khu vực có sự tác động của mặt trời. "Giống như những bước đầu tiên lên mặt Trăng được con người thực hiện, Voyager-1 đã tạo nên một cuộc hành trình khác thăm dò những khu vực xa nhất mà con người chưa từng biết đến", Stone Ed, trưởng nhóm khoa học theo dõi hai tàu Voyager cho biết.
Với việc hệ thống cảm biến thống kê lượng plasma của Voyager-1 bị phá vỡ vào năm 1980. Các nhà khoa học dựa vào mật độ các hạt tích điện trong khu vực để phán đoán vị trí của tàu Voyager-1. Giáo sư Stone Ed đã cảm nhận thấy vị trí của Voyager-1 trong vùng không gian liên sao nhờ những thống kê cho thấy số proton bên ngoài Voyager-1 đã có những biến đổi bất thường kể từ tháng 8 năm ngoái. Như vậy những kết luận của NASA xác nhận những thông tin đã từng đăng tải trên tạp chí Science.
Với việc đi vào vùng không gian liên sao, Voyager-1 sẽ không thể tiếp cận được một ngôi sao nào khác trong khoảng thời gian 40.000 năm tới, theo thống kê của các nhà khoa học. Tốc độ của Voyager-1 vào khoảng 45 km/s.
Hai tàu vũ trụ Voyager-1 và Voyager-2 được con người phóng lên vũ trụ vào năm 1977. Mục tiêu của hai tàu nhằm khảo sát các hành tính sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương, hai tàu đã hoàn thành nhiệm vụ này năm 1989. Theo báo cáo của NASA ngày hôm qua cho biết Voyager-1 đã cách trái đất 18,8 tỷ km trong khi tàu Voyager-2 được phóng sau đó 16 ngày đã bay được 15,3 tỷ km. Với khoảng cách này, thông tin mà Voyager-1 gửi về phải mất 17 tiếng Trái đất mới có thể nhận được.
Theo BBC