(Thethaovanhoa.vn) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.
Xem thêm các thông tin về dịch bệnh Covid-19 TẠI ĐÂY
Đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết trong công cuộc chống dịch
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính từ 18 giờ ngày 21/8 đến 18 giờ ngày 22/8, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.214 ca mắc mới, trong đó 6 ca nhập cảnh và 11.208 ca ghi nhận trong nước.
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn có số ca mắc cao nhất (4.193 ca), tiếp đó là Bình Dương (3.795 ca), Đồng Nai (849 ca), Tiền Giang (709 ca), Long An (365 ca), Đà Nẵng (183 ca), Khánh Hòa (160 ca), Đồng Tháp (142 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (107 ca), Cần Thơ (97 ca), Tây Ninh (83 ca), An Giang (69 ca), Nghệ An (68 ca), Vĩnh Long (49 ca), Bình Thuận (47 ca), Đắk Nông (39 ca), Trà Vinh (39 ca), Phú Yên (38 ca), Bình Định (20 ca), Hà Tĩnh (20 ca), Quảng Nam (16 ca), Kiên Giang (15 ca), Sơn La (15 ca), Đắk Lắk (12 ca), Bắc Ninh, Hà Nội (mỗi địa phương 11 ca), Gia Lai, Cà Mau (mỗi địa phương 10 ca), Hậu Giang (7 ca), Lào Cai, Bắc Giang (mỗi địa phương 6 ca), Ninh Thuận, Lạng Sơn (mỗi địa phương 5 ca), Quảng Ngãi, Quảng Trị (mỗi địa phương 3 ca), Thái Bình (1 ca); trong đó có 6.387 ca trong cộng đồng.
Như vậy trong 24 giờ qua, số ca mắc ghi nhận trong nước giảm 91 ca; tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng 109 ca, Bình Dương giảm 710 ca, Đồng Nai tăng 298 ca, Tiền Giang tăng 120 ca, Long An giảm 28 ca.
Trong ngày 22/8 có 7.580 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 147.667 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 687 ca; số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 24 ca.
Trong hai ngày 21-22/8, Tiểu ban Điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo: Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 737 ca tử vong. Trong đó tại Thành phố Hồ Chí Minh (599 ca), Bình Dương (62 ca), Đồng Nai (25 ca), Tiền Giang (22 ca), Đồng Tháp (11 ca), Cần Thơ, Long An (mỗi địa phương 4 ca), Hà Nội, Bến Tre (mỗi địa phương 2 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long (mỗi địa phương 1 ca).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 22/8 là 8.277 ca, chiếm 2,4% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.
Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 348.059 ca mắc, đứng thứ 68/222 quốc gia và vùng lãnh thổ; về tỷ lệ ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.540 ca nhiễm).
Ở đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), số ca mắc mới ghi nhận trong nước là 343.972 ca, trong đó có 144.893 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Ngày 22/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 1099/CĐ-TTg về việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, trong đó có nêu rõ tăng cường giãn cách xã hội, hỗ trợ cao nhất về nhân lực, vật lực y tế, lực lượng quân đội, công an, các lực lượng cần thiết khác của Trung ương, các địa phương cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An.
Với quan điểm đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đồng chí Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan liên quan tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19...
Đã tiêm hơn 17 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 21/8, cả nước có thêm 370.836 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 17.065.896 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 15.274.648 liều, tiêm mũi 2 là 1.791.248 liều
Sáng 22/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Vắc xin Việt Nam (VNVC) đã bàn giao cho Bộ Y tế 1,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của hãng Astra Zeneca. Đây là lô vaccine thứ 9 thuộc hợp đồng đặt mua trước 30 triệu liều của VNVC và AstraZeneca.
Lô vaccine này vừa được đưa về Việt Nam sáng 19/8, sau 3 ngày hoàn thành thủ tục kiểm định chất lượng và sáng 22/8 được chính thức bàn giao cho Bộ Y tế với 1.209.400 liều. Đáng chú ý, lô vaccine này được bàn giao cho Bộ Y tế ngay trước thời điểm Thành phố Hồ Chí Minh siết chặt hơn lệnh giãn cách xã hội với phương châm "ai ở đâu ở yên đó” từ 0 giờ ngày 23/8.
Chỉ sau 1 tuần kể từ khi lô vaccine thứ 8 gồm hơn 1,1 triệu liều được VNVC bàn giao cho Bộ Y tế, VNVC tiếp tục lần bàn giao lần thứ 9 với số lượng lớn với hơn 1,2 triệu liều, kịp thời đóng góp cho công tác phòng, chống dịch.
Kể từ ngày 9/7, đã có hơn 6,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của Astra Zeneca được đưa về Việt Nam. Đến nay, VNVC đã đưa về Việt Nam gần 7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của Astra Zeneca theo hợp đồng đặt mua 30 triệu liều từ tháng 11/2020. Toàn bộ số vaccine đã về được chuyển giao phi lợi nhuận cho Bộ Y tế.
Hiện Kiên Giang đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 3, tổng số liều được phân bổ là 123.510, đã tiêm 99.387 liều. Việc tiêm chủng được triển khai tại 134 điểm tiêm ở Trung tâm kiểm soát bệnh tật, các trung tâm y tế huyện, thành phố và trạm y tế xã với 208 bàn tiêm. Tỉnh này đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg nên công suất tiêm mỗi bàn còn 80 người/ngày. Trong thời gian tới, số lượng vaccine về nhiều triển khai toàn dân sẽ nâng lên 140 người/ngày. Theo đó, tỉnh cần đào tạo thêm khoảng 270 nhân lực tiêm chủng để đảm bảo công suất đặt ra.
Sau 7 ngày điều trị COVID-19 tại Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đặt tại Bệnh viện Dã chiến số 13 (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh), chị P.T.T.T, 34 tuổi đã được xuất viện, trở về đoàn tụ bên gia đình. Tính đến thời điểm hiện tại (sau 10 ngày nhận bệnh nhân COVID đầu tiên), Trung tâm này đang điều trị cho hơn 200 bệnh nhân, trong đó có 20-30 bệnh nhân hết triệu chứng, đang làm xét nghiệm RT- PCR đánh giá, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được xuất viện về cách ly tại nhà...
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Lân Hiếu: Số ca mắc mới của tỉnh Bình Dương đang tăng cao nhưng với việc áp dụng đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế thì số lượng bệnh nhân ra viện của Bình Dương những ngày qua cũng đã lập kỷ lục. Có ngày lên đến gần 5.000 người được ra viện. Số bệnh nhân công bố khỏi bệnh nhiều hơn số người mắc mới. Tỉnh đang đẩy mạnh xét nghiệm nhằm phát hiện người nhiễm COVID-19 là đúng hướng. Vì vậy, việc mở rộng cơ sở điều trị là cần thiết.
Chuẩn bị đầy đủ các mặt để “ai ở đầu ở yên đó” từ 0 giờ ngày 23/8
Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến 6 giờ ngày 22/8, Thành phố có 174.179 trường hợp mắc COVID-19. Hiện Thành phố đang điều trị 34.605 bệnh nhân, trong đó có 2.131 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.442 bệnh nhân nặng đang thở máy và 19 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Trong 8 ngày qua, Thành phố không phát sinh ổ dịch mới cần theo dõi, hiện còn 16 ổ dịch đang diễn tiến. Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà hiện nay tại Thành phố là 40.576 người, trong đó có 20.208 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngày từ đầu và 20.368 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà...
Bắt đầu từ 0 giờ ngày 23/8, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng cường biện pháp chống COVID-19 với yêu cầu "ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly với nhà, tổ dân phố với tổ dân phố. Trong ngày 22/8, người dân tiếp tục tận dụng thời gian mua sắm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm để chuẩn bị sẵn sàng thực hiện giãn cách xã hội "ai ở đâu ở yên đó" từ 0 giờ ngày 23/8.
UBND Thành phố đã ban hành văn bản khẩn số 2796/UBND-VX về việc tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Theo đó từ 0 giờ ngày 23/8 đến ngày 6/9, tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh, Trung ương đóng trên địa bàn triển khai thực hiện phương án 3 tại chỗ hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến” (tối đa 1/4 tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị) và phải có mặt tại cơ quan, đơn vị trước 0 giờ ngày 23/8. Riêng lực lượng giao hàng sử dụng ứng dụng công nghệ (shipper) tạm ngưng hoạt động tại Thành phố Thủ Đức và các quận - huyện 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn.
Người dân trên địa bàn Thành phố thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội theo tinh thần "ai ở đâu ở đó", không đi ra đường, không đi mua hàng trực tiếp. Chính quyền địa phương đảm bảo phương thức phân phối hàng hóa, thực phẩm thiết yếu phù hợp đến người dân. Trên cơ sở đánh giá nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của khoảng 9,4 triệu dân, Thành phố dự kiến cung cấp theo nhu cầu tiêu dùng bình quân các mặt hàng thiết yếu của người dân.
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã có công văn khẩn gửi UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện cũng như UBND phường, xã, thị trấn hướng dẫn chăm sóc y tế cho người dân trong thời gian siết chặt giãn cách xã hội từ 23/8.
Theo đó, trong 2 tuần siết chặt giãn cách xã hội Thành phố sẽ lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng. Các đội xét nghiệm của quận, huyện và thành phố Thủ Đức sẽ thực hiện lấy mẫu tại các địa bàn phường, xã, thị trấn. Đáng chú ý, đợt xét nghiệm tầm soát này sẽ tăng cường làm xét nghiệm test nhanh, điểm mới là hướng dẫn cho người dân tự làm xét nghiệm nhanh tại nhà...
Chiều 22/8, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hướng dẫn cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 bằng test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 (test nhanh) tại hẻm 466 đường Lê Văn Sỹ, phường 14, Quận 3. Mô hình này sẽ giúp địa phương phát hiện sớm nhất, nhanh nhất ca bệnh nghi ngờ để có biện pháp xét nghiệm khẳng định, khoanh vùng và dập dịch; đồng thời cũng làm giảm tải cho ngành y tế trước áp lực xét nghiệm diện rộng.
Sơn La phát hiện thêm 12 trường hợp mắc ngoài cộng đồng, chưa xác định nguồn lây
Lực lượng chức năng tỉnh Sơn La đang nỗ lực truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm diện rộng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh sau khi phát hiện thêm 12 trường hợp mắc COVID-19 ngoài cộng đồng.
Trao đổi với PV Suckhoedoisong.vn tối 22/8, BS Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Sơn La cho biết: "12 trường hợp mắc COVID-19 ngoài cộng đồng vừa phát hiện đều tập trung ở xã Huy Thượng, huyện Phù Yên - gần khu cách ly tập trung. Do chưa xác định được nguồn lây của "ổ dịch" này nên ngành y tế đã nhờ phía công an hỗ trợ điều tra. Tuy nhiên qua các thông tin phản ánh, rất có thể do người dân bán hàng "chui" dẫn đến lây lan dịch bệnh".
"Đến nay lực lượng chức năng đã truy vết được hàng trăm F1 liên quan đến các dương tính ngoài cộng đồng, lấy mẫu xét nghiệm và tiến hành cách ly theo quy định. 3 ngày nay, mỗi ngày cán bộ y tế lấy hơn 1.000 mẫu, cố gắng bóc tách các trường hợp F0, F1 ra khỏi cộng đồng, không để dịch lây lan, bùng phát...", BS Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.
Lãnh đạo UBND huyện Phù Yên cũng cho biết, hiện nay, toàn huyện có 375 trường hợp thực hiện cách ly tập trung tại 10 khu cách ly tập trung của huyện. Huyện đã lựa chọn địa điểm xin ý kiến tỉnh để triển khai xây dựng Bệnh viện dã chiến trên địa bàn với quy mô 500 giường…
Sau 5 ngày triển khai thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, người dân trên địa bàn huyện Phù Yên đã nghiêm chỉnh chấp hành; các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, nhà máy, xí nghiệp đóng cửa, tạm dừng hoạt động, cho công nhân nghỉ việc; huyện thành lập các chốt tại các xã, thị trấn thực hiện kiểm soát nghiêm ngặt, phối hợp với các tổ COVID-19 cộng đồng thường xuyên tuần tra, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm…
Riêng tại vùng dịch xã Huy Thượng, đã thành lập 15 chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trên trục Quốc lộ 37 và tất cả các đường vào bản, khu dân cư, không để người ngoài vào xã; đồng thời thành lập 24 tổ COVID-19 cộng đồng, hoạt động không kể ngày đêm.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại huyện Phù Yên, ngành y tế Sơn La đã tiếp tục cử gần 20 cán bộ y tế từ các huyện, thành phố trong tỉnh để hỗ trợ huyện ngăn chặn, đầy lùi, khống chế sự lây lan của dịch bệnh.
Bên cạnh đó, tỉnh Sơn La cũng khẩn trương thành lập đoàn cán bộ, y tế chi viện miền Nam chống dịch; hỗ trợ một số sản phẩm nông sản cho các tỉnh miền Nam và công dân Sơn La tại các tỉnh miền Nam.
Hà Nội ghi nhận số ca mắc thấp nhất trong thời gian qua với 20 ca
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 12h đến 18h ngày 22-8, trên địa bàn thành phố ghi nhận 6 ca dương tính mới tại khu cách ly.
Các ca mắc mới phân bổ tại 3 quận, huyện: Đông Anh (3), Đống Đa (2), Hoàng Mai (1) và phân bố theo chùm ho, sốt thứ phát.
Như vậy, tính từ 18h ngày 21-8 đến 18h ngày 22-8, Hà Nội ghi nhận 20 ca dương tính, trong đó có 4 ca ghi nhận tại cộng đồng và 16 ca ghi nhận trong khu cách ly. Đây là số mắc thấp nhất trong ngày được ghi nhận trong thời gian qua. Trước đó, trung bình, Hà Nội ghi nhận từ 50-80 ca/ngày.
Thông tin cụ thể 6 ca mắc mới ghi nhận trong kỳ báo cáo như sau:
6 bệnh nhân (BN) thuộc chùm ho sốt thứ phát:
BN1: L.V.P, nam, sinh năm 1981; ở phường Văn Miếu, quận Đống Đa. BN là F1 của BN N.T.H, tiếp xúc cuối ngày 16-8. Ngày 18-8, BN xuất hiện mệt mỏi, đau đầu chuyển Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cách ly điều trị. Ngày 20-8, BN được lấy mẫu xét nghiệm và kết quả dương tính ngày 21-8.
BN2: L.A.N, nữ, sinh năm 2019; ở phường Văn Miếu, quận Đống Đa. BN là F1 của BN N.T.H (con), tiếp xúc cuối ngày 16-8. Ngày 18-8, BN xuất hiện sốt chuyển Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cách ly điều trị. Ngày 20-8, BN được lấy mẫu xét nghiệm và kết quả dương tính ngày 21-8.
BN3: V.H.B, nam, sinh năm 2016; ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai. BN sống trong khu vực phong tỏa từ ngày 8-8 đã được xét nghiệm 2 lần âm tính. Ngày 19-8, BN vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cách ly (mẹ, em và bố đã dương tính). Ngày 21-8, BN được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.
BN4: Đ.V.T, nam, sinh năm 2002; ở xã Kim Chung, huyện Đông Anh. BN là F1 của BN L.T.L, đã được cách ly từ 11-8. Ngày 17-8, BN xuất hiện sốt nóng từng cơn, rát họng, không ho, không khó thở, được chuyển Bệnh viện Đa khoa Đông Anh để cách ly và điều trị. Ngày 21-8, BN được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính (BV Đức Giang thực hiện).
BN5: C.T.S, nữ, sinh năm 1955; ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh. BN là F1 của BN Đ.T.L, đã được cách ly tại khu cách ly tập trung. Ngày 21-8 BN xuất hiện sốt cao, sốt nóng từng cơn, đau rát họng, không ho, không khó thở, BN được chuyển Bệnh viện Đa khoa Đông Anh để cách ly và điều trị, được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.
BN6: Đ.D.T.Q, nam, sinh năm 2010; ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh. BN là F1 của BN Đ.T.L, đã được cách ly tại khu cách ly tập trung. Ngày 21-8, BN xuất hiện sốt nhẹ, không ho, không khó thở. Sau đó, BN được chuyển Bệnh viện Đa khoa Đông Anh để cách ly và điều trị, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27-4 đến nay) là 2.574 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.309 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.265 ca.
Thêm 11.214 ca mắc COVID-19, riêng TP.HCM và Bình Dương đã gần 8.000 ca
Bản tin dịch COVID-19 tối 22/8 của Bộ Y tế cho biết có thêm 11.214 ca mắc COVID-19, riêng TP HCM và Bình Dương đã chiếm đến 7.988 ca. Trong ngày có 7.580 bệnh nhân được chữa khỏi.
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới
Tính từ 18h ngày 21/8 đến 18h ngày 22/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.214 ca nhiễm mới, trong đó 06 ca nhập cảnh và 11.208 ca ghi nhận trong nước tại TP HCM (4.193), Bình Dương (3.795), Đồng Nai (849), Tiền Giang (709), Long An (365), Đà Nẵng (183), Khánh Hòa (160), Đồng Tháp (142), Bà Rịa - Vũng Tàu (107), Cần Thơ (97), Tây Ninh (83), An Giang (69), Nghệ An (68), Vĩnh Long (49), Bình Thuận (47), Đắk Nông (39), Trà Vinh (39), Phú Yên (38), Bình Định (20), Hà Tĩnh (20), Quảng Nam (16), Kiên Giang (15), Sơn La (15), Đắk Lắk (12), Bắc Ninh (11), Hà Nội (11), Gia Lai (10), Cà Mau (10), Hậu Giang (7), Lào Cai (6), Bắc Giang (6), Ninh Thuận (5), Lạng Sơn (5), Quảng Ngãi (3), Quảng Trị (3), Thái Bình (1) trong đó có 6.387 ca trong cộng đồng.
- Ngày 22/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Sóc Trăng đăng ký bổ sung 138 ca được lấy mẫu từ các ngày trước trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19.
- Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 91 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh tăng 109 ca, Bình Dương giảm 710 ca, Đồng Nai tăng 298 ca, Tiền Giang tăng 120 ca, Long An giảm 28 ca.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 348.059 ca nhiễm, đứng thứ 68/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.540 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 343.972 ca, trong đó có 144.893 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 08/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng, Yên Bái, Hà Giang.
+ Có 02 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Thái Bình.
+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (175.994), Bình Dương (70.242), Long An (17.805), Đồng Nai (17.688), Tiền Giang (7.284).
Tình hình điều bệnh nhân COVID-19
- 7.580 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 22/8.
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 147.667 ca.
- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 687 ca.
- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 24 ca.
- Ngày 21-22/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 737 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (599), Bình Dương (62), Đồng Nai (25), Tiền Giang (22), Đồng Tháp (11), Cần Thơ (4), Long An (4), Hà Nội (2), Bến Tre (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Hà Tĩnh (1), Kiên Giang (1), Sóc Trăng (1), Thừa Thiên Huế (1), Vĩnh Long (1).
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 22/8 là 8.277 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 181.660 xét nghiệm cho 720.341 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 9.450.525 mẫu cho 27.763.959 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19
Trong ngày 21/8 có 370.836 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 17.065.896 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 15.274.648 liều, tiêm mũi 2 là 1.791.248 liều.
Bình Định khẩn trương thực hiện các biện phòng phòng, chống tại các ổ dịch mới
Ngày 22/8, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Định cho biết, hiện đã xuất hiện 2 ổ dịch mới ở trong cộng đồng nhưng chưa rõ nguồn lây ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định và xã Cát Hưng, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Theo đó, ổ dịch chưa rõ nguồn lây ở Khoa Nội thận - Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định đã ghi nhận 4 ca, gồm 1 người nhà bệnh nhân và 3 bệnh nhân đang điều trị tại khoa này. Cụ thể là nữ bệnh nhân 336892 (43 tuổi; trú xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) là người nhà của bệnh nhân, đang ở tại khu nhà lưu trú dành cho người bệnh, người nhà người bệnh của Khoa Nội thận - Lọc máu.
Ba bệnh nhân đang được điều trị tại Khoa Nội thận - Lọc máu được phát hiện mắc COVID-19 gồm: Nam bệnh nhân 336893 (28 tuổi, trú xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định), nữ bệnh nhân 336895 (55 tuổi, trú xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) và nam bệnh nhân 336894 (44 tuổi, trú phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định). Ngày 20/8, cả 4 bệnh nhân này được làm xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 kết quả dương tính. Cùng ngày, tất cả được lấy mẫu xét nghiệm lại, kết quả xét nghiệm RT-PCR đều dương tính SARS-CoV-2. Cả 4 bệnh nhân này đang được cách ly điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.
Theo Sở Y tế tỉnh Bình Định, tối 19/8, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai phát hiện 1 một bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định về Gia Lai ngày 17/8 bị dương tính với SARS-CoV-2. Ngày 20/8, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định tiến hành xét nghiệm tầm soát COVID-19 đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Nội thận - Lọc máu và phát hiện 4 ca mắc COVID-19.
Tất cả 130 người ở khoa này đã được chuyển đến khu cách ly tập trung tại Trường Cao đẳng Bình Định. Hằng ngày, bệnh nhân chạy thận sẽ được đón đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định để chạy thận và thực hiện cách ly tại khu cách ly. Sở Y tế tỉnh Bình Định đã phát thông báo cho người bệnh, người nhà bệnh nhân và những người có mặt tại Khoa Nội thận-Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định từ ngày 6/8 đến 20/8 khẩn trương khai báo y tế để được tư vấn hỗ trợ, hướng dẫn các biện pháp theo dõi sức khỏe, đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.
Liên quan đến ổ dịch không rõ nguồn lây ở xã Cát Hưng, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã ghi nhận 6 ca mắc COVID-19, trong đó có 5 người đều cùng một gia đình và 1 người hàng xóm của gia đình này, cùng ở xã Cát Hưng. Theo điều tra dịch tễ, cả 6 người này sống tại địa phương và không đi đâu xa trong 14 ngày gần đây.
Ngày 19/8 được xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 kết quả dương tính; sau đó được cách ly tại Trung tâm Y tế huyện Phù Cát để lấy mẫu xét nghiệm lại, kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2. UBND tỉnh Bình Định đã quyết định thực hiện áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội trong 15 ngày theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ đối với xã Cát Hưng để phòng, chống dịch COVID-19, kể từ 0 giờ ngày 22/8.
Tính đến trưa 22/8, Bình Định đã ghi nhận 562 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó, 309 ca đã khỏi bệnh được xuất viện; 5 ca tử vong và 248 ca đang điều trị tại các cơ sở y tế trong tỉnh Bình Định.
62 bệnh nhân tại Viện Pháp y tâm thần TW dương tính
Cụ thể, tỉnh ghi nhận ổ dịch mới tại Viện Pháp y tâm thần TW (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Trong đó, kết quả test nhanh của 99 bệnh nhân tại khoa Nam 1 có 62 mẫu dương tính với SARS-CoV-2. Những người này đã được chuyển cách ly riêng. Viện tiếp tục lấy mẫu đơn xét nghiệm rRT-PCR cho toàn bộ khoa Nam 1.
Viện Pháp y tâm thần TW cũng đã thực hiện test nhanh cho toàn bộ 601 bệnh nhân đang điều trị tại đây. Kết quả tại 6 khoa còn lại đều cho kết quả âm tính với virus. Những người này cũng sẽ được lấy mẫu gộp xét nghiệm rRT-PCR thời gian tới.
50% nhân viên y tế ở lại viện theo tua 3 tại chỗ cũng đã được test nhanh cho kết quả âm tính. Số nhân viên y tế tại nhà đang được test nhanh và chưa phát hiện trường hợp dương tính.
Thông tin từ Trung tâm Chỉ huy điều hành phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Đồng Nai cho biết, trong 24 giờ qua, toàn tỉnh ghi nhận thêm 959 ca mắc COVID-19 (gồm 23 ca phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc, 248 ca trong khu cách ly và 688 ca trong khu phong tỏa), nâng tổng số ca mắc COIDD-19 toàn tỉnh lên 17.855 ca. Hiện vẫn còn 421 trường hợp test nhanh dương tính đang chờ kết quả xét nghiệm PCR.
Trong ngày 21/8, toàn tỉnh thực hiện hơn 71,7 ngàn test nhanh cho hơn 200 ngàn người dân, qua đó phát hiện 393 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Tổng cộng sau vài ngày triển khai chiến dịch, đến nay đã phát hiện được 1,3 nghìn người dương tính với COVID-19/tổng số hơn 826,4 nghìn người được lấy mẫu xét nghiệm.
Liên quan đến công tác tiêm vaccine, từ ngày 21/8, Đồng Nai bắt đầu triển khai đợt 6 tiêm vaccine phòng COVID-19. Như vậy, cả 3 đợt 4, 5, 6 đều đang được tiến hành song song.
Tiếp tục giãn cách xã hội thành phố Phan Thiết theo Chỉ thị 16
Sáng 22/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận có Văn bản gửi Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố Phan Thiết theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, qua xét nghiệm sàng lọc, trên địa bàn thành phố Phan Thiết vẫn còn phát sinh nhiều ca nhiễm mới trong cộng đồng, khu cách ly và khu phong tỏa. Để thực hiện mục tiêu sớm "bóc tách F0" kịp thời ra khỏi cộng đồng, khống chế, xử lý dứt điểm dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận thống nhất tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố Phan Thiết đến hết ngày 31/8/2021 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, thực hiện đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả hơn các biện pháp phòng, chống dịch; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, không để người dân chủ quan, lơ là; tăng cường trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác phòng, chống dịch; kiên quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
Bên cạnh đó, thành phố Phan Thiết tập trung triển khai xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 đầy đủ và đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đã ban hành để sớm khoanh định rõ khu vực “vùng xanh”, “vùng vàng”, “vùng cam”, “vùng đỏ” và xây dựng phương án đảm bảo an toàn đối với các “vùng xanh” sau khi được xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2, phương án giãn cách cụ thể cho từng khu vực, phường/xã sau ngày 31/8/2021.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế Bình Thuận, tính đến 7 giờ ngày 22/8, toàn tỉnh có 1.683 trường hợp mắc COVID-19. Tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại địa bàn thành phố Phan Thiết và thị xã La Gi; các huyện còn lại trong tỉnh đang triển khai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15. Bình Thuận đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp để chặn nguồn lây dịch COVID-19.
Trong sáng 22/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông đã đưa vào hoạt động Tổng đài thông tin để người dân phản ánh, cung cấp thông tin về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Tổng đài 1022 Bình Thuận).
Theo đó, Tổng đài 1022 Bình Thuận tiếp nhận và xử lý các thông tin: Giải đáp thông tin về dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh; tiếp nhận phản ánh các vấn đề liên quan trong công tác phòng, chống dịch; những khó khăn của người dân tại địa phương; chế độ, chính sách cho người dân liên quan đến dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh; góp ý, đề xuất giải pháp hữu hiệu, thiết thực về công tác phòng, chống dịch bệnh cho địa phương. Tổng đài hoạt động 24/7 để hỗ trợ xử lý nhanh nhất những thông tin liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh cũng đang đề nghị các doanh nghiệp viễn thông hỗ trợ miễn phí cước gọi đến Tổng đài 1022 của tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19.
Hai công nhân Công ty SEI xét nghiệm lần 4 phát hiện dương tính, Hà Nội có thêm 7 ca mắc
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 6h đến 12h ngày 22-8, trên địa bàn thành phố ghi nhận 7 ca dương tính mới, trong đó có 1 ca tại cộng đồng và 6 ca trong khu cách ly.
Các ca mắc mới phân bố tại 5 quận, huyện: Đống Đa (2), Đông Anh (2), Bắc Từ Liêm (1), Ba Đình (1), Gia Lâm (1) và phân bố theo chùm ca bệnh: Chùm ho, sốt thứ phát (7).
Riêng 1 trường hợp mắc mới tại cộng đồng được ghi nhận ở quận Đống Đa.
7 bệnh nhân (BN) chùm ho, sốt thứ phát:
BN1: P.H.L, nữ, sinh năm 2001; ở thôn Sáp Mai, xã Võng La, huyện Đông Anh. BN là công nhân Công ty SEI, đã được chuyển cách ly tập trung và xét nghiệm nhiều lần âm tính. Ngày 19-8, BN cùng phòng BN N.T.M dương tính. Ngày 21-8, BN được lấy mẫu kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội thực hiện).
BN2: T.T.T, nữ, sinh năm 1987; ở thôn Đại Độ, xã Võng La, huyện Đông Anh. BN là công nhân Công ty SEI, đã được chuyển cách ly tập trung và xét nghiệm nhiều lần âm tính. Ngày 19-8, BN cùng phòng BN N.T.M dương tính. Ngày 20-8, BN xuất hiện đau rát họng, tức ngực và ngày 21-8, được lấy mẫu xét nghiệm lần 4, kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội thực hiện).
BN3: P.T.K.T, nữ, sinh năm 1970; ở thôn 2, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm; là F1 của BN N.T.K, tiếp xúc lần cuối ngày 25-7. Ngày 28-7, BN được chuyển cách ly tập trung và kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính. Ngày 13-8, BN hết cách ly tập trung về cách ly tại nhà. Sau đó, BN xuất hiện ngứa họng, ho. Ngày 21-8, BN được lấy lại mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội thực hiện).
BN4: Đ.H.H, nữ, sinh năm 1976; ở phường Phương Liên, quận Đống Đa. BN là F1 của BN Đ.M.T, tiếp xúc lần cuối ngày 19-8. Ngày 15-8, BN vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang trông cháu là Đ.M.T, đã được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần âm tính (ngày 15-8 và 19-8). Ngày 19-8, BN Đ.M.T dương tính nên BN được chuyển cách ly tập trung. Ngày 21-8, BN H được lấy mẫu lần 3, kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội thực hiện).
BN5: N.Đ.T, nam, sinh năm 1986; ở đội 9, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm. BN là F1 của BN H.V.P, liên quan ổ dịch Viettel Post. Ngày 9-8, BN được chuyển cách ly tập trung và đã được lấy mẫu 2 xét nghiệm 2 lần âm tính. Ngày 21-8, BN xuất hiện sốt, mệt mỏi, đau đầu, được lấy mẫu lần 3, kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội thực hiện).
BN6: Đ.M.T, nam, sinh năm 2020; ở phường Đội Cấn, quận Ba Đình. BN là F1 của BN Đ.N.T, được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang từ ngày 16-8 và xét nghiệm lần 1 âm tính. Ngày 19-8, BN được xét nghiệm lần 2, kết quả dương tính (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang thực hiện).
BN7: N.Q.T, nam, sinh năm 2004; ở phường Văn Miếu, quận Đống Đa. BN là con của BN N.Q.T. Ngày 21-8, BN được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay) là 2.568 ca, trong đó có 1.309 ca ghi nhận tại cộng đồng và 1.259 ca là đối tượng đã được cách ly.
Nghệ An ghi nhận thêm 48 ca mắc, có 20 ca cộng đồng
Sáng 22/8, TS Nguyễn Văn Định, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Nghệ An cho biết, trong 12 giờ qua (từ 18h00 ngày 21/8 đến 06h00 ngày 22/8), Nghệ An ghi nhận 48 ca Dương tính mới với COVID-19. Trong đó, có 20 ca cộng đồng, 28 ca được cách ly từ trước.
Cụ thể như sau: TP Vinh: 19 ca; Huyện Nghi Lộc: 5; Yên Thành: 9 ca; Diễn Châu: 10 ca; Nam Đàn: 1 ca; Kỳ Sơn: 3 ca; Tân Kỳ: 1 ca.
Theo thống kê của ngành y tế Nghệ An, tính từ ngày 13/6 đến nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 876 bệnh nhân mắc COVID-19 ở 21 địa phương: TP Vinh: 216, Quỳnh Lưu: 139, Yên Thành: 97, Kỳ Sơn: 55, Diễn Châu: 64, Tương Dương: 29, Nghi Lộc: 45, Hưng Nguyên: 29, Quế Phong: 34, Nam Đàn: 33, Hoàng Mai: 20, Cửa Lò: 20, Tân Kỳ: 19, Anh Sơn: 13, Đô Lương: 16, Con Cuông: 12, Quỳ Hợp: 11, Thanh Chương: 9, Thái Hòa: 6, Nghĩa Đàn: 8, Quỳ Châu: 1.
Lũy tích số bệnh nhân điều trị được công bố khỏi bệnh, ra viện, chuyển tuyến trên: 305 bệnh nhân. Lũy tích số bệnh nhân tử vong: 1. Số bệnh nhân hiện đang điều trị: 570.
Hà Nội thêm 7 ca, trong đó có 3 ca ở HH Linh Đàm
Sở Y tế Hà Nội sáng 22/8 cho biết , 12 giờ qua TP ghi nhận 7 ca mắc mới trong đó 3 ca tại cộng đồng ở quận Hoàng Mai thuộc chùm ca ho sốt thứ phát.
Cụ thể, 2 ca phát hiện ở khu vực phong tỏa là nữ giới (33-43 tuổi) ở Hàng Bột, Đống Đa. Hai bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa tại ngõ Văn Hương (phong tỏa từ ngày 13/8) ngày 21/8 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Trong 5 người thuộc chùm ca ho, sốt thứ phát có 3 người ở chung cư HH4C Linh Đàm, gồm bé gái 4 tuổi, cô gái 26 tuổi và nam thanh niên 26 tuổi. Ngày 21/8 họ được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính.
Trường hợp thứ 4 là chị V.T.K.D, 29 tuổi, ở Kim Chung, Đông Anh. Chị là F1 của bệnh nhân N.T.P. Ngày 16/8 được lấy mẫu (âm tính) và chuyển cách ly tập trung tại khu CT2, Đông Anh.
Ngày 18/8 xuất hiện sốt, ho, rát họng được chuyển Bệnh viện Đông Anh, ngày 19/8 được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính.
Trường hợp thứ 5 là anh N.M.T, 35 tuổi, ở Thanh Lương, Hai Bà Trưng. Anh là F1 (chồng) của bệnh nhân N.T.T, được lấy mẫu (kết quả âm tính) và chuyển cách ly tập trung tại Thạch Thất.
Sau đó anh được chuyển sang cách ly tại Bệnh viện Đức Giang (do có con nhỏ đi cách ly cùng bố và có kết quả dương tính ở lần xét nghiệm thứ 2). Tại bệnh viện, bệnh nhân được lấy mẫu và có kết quả dương tính.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 2.561 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.308 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.253 ca.
Hơn 700 ca COVID-19 điều trị ICU và ECMO
Đến nay, Việt Nam có 336.707 ca mắc COVID-19, trong đó 140.087 trường hợp đã khỏi bệnh. 711 ca nặng và rất nặng đang điều trị ICU và ECMO. 1.500 thầy và trò trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai vào TPHCM phục vụ công tác phòng chống dịch
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 336.707 ca mắc COVID-19, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 170/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.425 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 332.626 ca, trong đó có 137.313 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 07/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng, Yên Bái.
+ Có 03 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Hà Giang, Thái Bình.
+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (171.801), Bình Dương (66.447), Long An (17.440), Đồng Nai (16.839), Tiền Giang (6.575).
- Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ban hành công điện 19 ngăn chặn dịch Covid-19
- Dịch Covid-19 Hà Nội tối 21/8: Thêm 14 ca mắc mới, tổng số trong ngày là 64
- Dịch Covid-19: 'Nhiễu điều phủ lấy giá gương'
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
- 7.272 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 21/8. Tổng số ca được điều trị khỏi: 140.087 ca.
- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 687 ca.
- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 24 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 20/8 là 7.540 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới. Số ca tử vong trong ngày hôm nay chưa cập nhật do Tiểu ban điều trị chưa chuyển số liệu về
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 212.537 xét nghiệm cho 905.353 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 9.268.865 mẫu cho 27.043.618 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19
Trong ngày 20/8 có 190.681 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 16.494.665 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 14.787.599 liều, tiêm mũi 2 là 1.707.066 liều.
PV/TTXVN
Tags