Nghề y là nghề chữa bệnh cứu người. Người thầy thuốc không chỉ phải giỏi về chuyên môn mà còn phải có tâm, có đức. Hiện nay, bên cạnh những hạn chế còn hiện hữu của ngành Y, không thể phủ nhận những thành tựu to lớn của ngành Y tế nước nhà đã đạt được trong thời gian qua như ghép tạng, phẫu thuật nội soi phổi, ghép tế bào gốc đồng loại...
Những khó khăn, rủi ro trong nghề nghiệp cũng như vinh quang của nghề y – một trong hai nghề cao quý được xã hội tôn vinh gọi là thầy đã được các vị khách mời là những tấm gương đi ể n hình tiên tiến trao đổi tại buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Vì sức khỏe người dân” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 12/9.
Tại buổi giao lưu, các vị khách mời đã chia sẻ những kỷ niệm trong nghề, tình yêu và sự cống hiến cho nghề, kinh nghiệm xây dựng một tập thể điển hình tiên tiến và đặc biệt là vấn đề y đức.
Không chỉ những đơn vị y tế tuyến dưới còn hoạt động trong đi ề u kiện khó khăn, mà ngành y tế nói chung cũng còn nhiều thiếu thốn để thực hiện cứu chữ a những ca bệnh khó. Gần đây, lần đầu tiên trong lịch sử y học nước nhà đã có ca ghép tạng thành công mà tim và gan của người hiến được vận chuyển xuyên Việt 1.700 km bằng máy bay với dụng cụ không chuyên dụng để bảo quản tạng sống.
Người chung tay đóng góp cho thành công này ch ính là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, một trong 3 cá nhân được nhận danh hiệu Anh h ù ng Lao động ngành Y giai đoạn 2010-2015 .
Ông đã cùng các bác sỹ của Bệnh viện Việt Đức đã chạy đua với thời gian vận chuyển tạng từ người cho chết não tận TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội, để thực hiện thành công 2 ca ghép gan và ghép tim.
Ông chia sẻ thêm, tính từ ca ghép gan thành công từ người cho chết não đầu tiên ở Việt Nam năm 2010 do ông và các đồng nghiệp tại Bệnh viện Việt Đức thực hiện, đến nay, Bệnh viện đã ghép thành công 25 ca.
Điều khó khăn nhất trong ghép gan đ ối với bác sĩ Việt Nam không phải là kỹ thuật mà lại là nguồn hiến tạng khan hiếm . Muốn ghép tạng được thành công phải có người cho, có thể là người cho sống hoặc người cho chết não nhưng hiện người cho sống rất ít . Hàng năm, Việt Nam có đến 10.000 người chết vì tai nạn giao thông, tai nạn lao động, có khả năng chết não và lấy được tạng nhưng việc huy động tạng rất khó khăn.
Bác sỹ Quyết nhắn nhủ các tuyến bệnh viện trung ương và tuyến tỉnh đã được đầu tư phương tiện chẩn đoán, khám chữa bệnh tạo điều kiện cho các thầy thuốc làm việc, được tôi luyện trong thực tế nên bác sỹ Việt Nam từ tuyến cơ sở đến tuyến trên hiểu được đặc điểm bệnh lý người bệnh, nhất là nhiều loại bệnh trên thế giới không có, chỉ xảy ra ở vùng nhiệt đới, bác sỹ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực không thua kém bác sỹ trong khu vực và thế giới, do vậy người dân hãy luôn đồng hành với bác sỹ, tin tưởng vào sự chữa trị của bác sỹ...
Chu Thanh Vân - TTXVN
Tags