Việt Nam sẽ làm chủ nhà VCK U23 châu Á?

Chủ nhật, 26/01/2020 17:32 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) – Việt Nam đang cân nhắc kế hoạch vận động đăng cai VCK U23 châu Á, mặc dù nếu tính theo lượt tổ chức thì khu vực Đông Nam Á còn phải đợi thêm vài năm nữa.

Trực tiếp bóng đá U23 Saudi Arabia vs U23 Hàn Quốc: Đại chiến Đông – Tây. VTV6 trực tiếp

Trực tiếp bóng đá U23 Saudi Arabia vs U23 Hàn Quốc: Đại chiến Đông – Tây. VTV6 trực tiếp

U23 Saudi Arabia đại chiến U23 Hàn Quốc. Tây Á tranh hùng Đông Á, kỹ thuật so tài với kỷ luật. Trận chung kết U23 châu Á 2020 thực sự là một cuộc chiến đáng mong chờ.

Theo thông tin mà Thethaovanhoa.vn có được, lãnh đạo VFF hiện có ý tưởng rất nghiêm túc về việc xin AFC trao quyền đăng cai tổ chức VCK U23 châu Á, thời điểm cụ thể thì chưa xác định, nhưng địa điểm đăng cai chính thức dự kiến có thể là sân Mỹ Đình và các sân lân cận ở khu vực phía Bắc.

Thông lệ tổ chức các VCK U23 châu Á thường có một sân chính cho bảng đấu có đội chủ nhà và 3 sân vệ tinh cho 3 bảng đấu còn lại, và khi giải càng bước vào giai đoạn cuối cùng thì quy mô tổ chức càng được thu hẹp lại, để rồi chỉ còn 2 sân hoặc 1 sân đăng cai trận tranh hạng Ba và trận chung kết.

Chiếu theo thông lệ này thì ở khu vực phía Bắc có một số sân có thể đáp ứng quy mô tổ chức vòng bảng của giải U23 châu Á, và vấn đề chỉ là VFF cần phải phối hợp với BTC địa phương để nâng cấp hoặc xây dựng bổ sung hệ thống cơ sở vật chất đi kèm như phòng thay quần áo, phòng họp báo hay trung tâm báo chí mà thôi.

Tuy nhiên, theo lượt xoay tua tổ chức của VCK U23 châu Á thì Việt Nam sẽ phải chờ đợi trong thời gian khá lâu nữa mới có thể được trao quyền đăng cai. Giải năm 2018 diễn ra ở Trung Quốc, còn giải năm 2020 diễn ra ở Thái Lan, nên có thể kỳ giải năm 2022 sẽ được tổ chức ở khu vực Tây Á, vì lần cuối cùng giải diễn ra ở Tây Á đã là năm 2016 (Qatar là chủ nhà).

Trong khi đó, khu vực Nam Á và Trung Á cũng chưa từng là chủ nhà của một kỳ giải U23 châu Á nào nên không loại trừ khả năng AFC sẽ xem xét trao quyền đăng cai cho một trong số các quốc gia ở khu vực này, trước khi đưa giải đấu trở lại Đông Nam Á.

Điều đó có nghĩa là thời gian chờ đợi về lý thuyết để Việt Nam có thể là chủ nhà của một VCK U23 châu Á lên tới 4 năm, 6 năm hoặc lâu hơn nữa.

Thế nhưng, đây mới chỉ là lý thuyết, thực tế có thể sẽ thay đổi rất nhiều, chẳng hạn như khu vực Tây Á từng đăng cai 2 kỳ giải U23 liên tiếp (Oman năm 2013 và Qatar năm 2016), nên có thể người hâm mộ Việt Nam sẽ không phải chờ quá lâu để chứng kiến Hà Nội trở thành chủ nhà của một VCK U23 châu Á.

Huy Anh

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›