Về Sơn La xem Lễ gội đầu của phụ nữ Thái

Thứ Sáu, 19/02/2016 07:50 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Năm nay, Lễ hội Đua thuyền truyền thống vượt sông Đà diễn ra vào ngày 17/2 (tức mùng 10 tháng Giêng Âm lịch) dưới chân cầu Pá Uôn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Ngoài đua thuyền còn có các lễ hội khác, đặc biệt là Lễ gội đầu của phụ nữ Thái. Theo quan niệm của người Thái, gội đầu là để rửa trôi, tống tiễn những cái vất vả, bệnh tật, điều không may mắn của năm cũ theo dòng nước (sông, suối), đi mãi không lặp lại, đồng thời cầu cho khi bước vào năm mới con người có sức khỏe, năm mới tốt lành, gặp điều hay, làm ăn phát đạt.

Cây cầu Pá Uôn nằm trên quốc lộ 279, mệnh danh có trụ lập kỷ lục cao nhất Việt Nam (cao gần 100m) bắc qua hồ Sông Đà. Tham gia lễ hội có 11 đội với 290 vận động viên nông dân chân đất được tập hợp từ các xã trong huyện Quỳnh Nhai.


Người dân tham gia Lễ hội

Đây là Lễ hội đua thuyền có từ xa xưa của cư dân nơi thượng nguồn sông Đà. Họ đua nhằm ôn lại truyền thống với ý nghĩa tưởng nhớ công ơn của nữ tướng Nàng Han cầm quân đánh đuổi giặc Phẻ hung ác (giặc phương Bắc) ra khỏi bờ cõi. Những đội quân gan dạ quả cảm của nữ tướng Nàng Han tổ chức ăn mừng chiến thắng sau khi trở về quê xum họp gia đình, tắm rửa, gội đầu, đua thuyền chuẩn bị đón năm mới, đón một mùa xuân hòa bình.

Ban tổ chức trao giải Nhất, Nhì, Ba cho các đội đua: Chiềng Bằng, Chiềng Ơn, Mường Giàng và trao nhiều giải cho các vận động viên bắn nỏ, kéo co, ném còn và những  trò chơi dân gian khác trong lễ hội.

Một số hình ảnh của lễ hội:


Chen chân xem lễ hội đua thuyền trên hồ Sông Đà

Những điệu múa uyển chuyển của dân tộc Thái Tây Bắc

Thu hút nhiều khách thập phương đến xem đua thuyền

Lễ hội đua thuyền ở huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) năm nay được diễn ra bên cầu Pá Uôn (QL 279), cây cầu được Tổ chức guiness Việt Nam công nhận “cầu Pá Uôn bắc qua sông Đà - cầu có trụ cao nhất Việt Nam” do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng

Đội hình đua giữa 3 đội Mường Giàng, Chiềng Bằng, Chiềng Ơn (nam nữ phối hợp) với cư ly 1.600 m vượt qua hồ thủy điện Sơn La trong thời tiết lạnh của tháng Giêng, độ sâu lòng hồ gần 100m. Ban tổ chức đua thuyện buộc các vận động viên phải mặc áo phao

Kín cả mặt cầu xem đua thuyền

Đội đua nữ xã Chiềng Bằng cán đích sau đường đua ở cự ly 1.600m trên mặt hồ Sông Đà

Các đội đua năm tranh tài

Quyết liệt từng mét đường đua

Những vận động viên nông dân trước đây phải chèo thuyền lên thác xuống ghềnh, nhưng kể từ khi có hồ thủy điện, sông Đà hết thác lại thêm sông sâu, hồ rộng. Họ chính là chủ nhân của vùng hồ này

Cuộc đua thuyền năm trước

Vượt hồ sông Đà

Thi năm còn trong ngày hội đua thuyền ở Quỳnh Nhai

Ném còn là cho trò chơi dân dân của dân tộc Thái Tây Bắc

Thi bắn nỏ trong ngày hội đua thuyền ở Quỳnh Nhai

Lễ gội đầu của phụ nữ Thái

Theo quan niệm của người Thái, gội đầu là để rửa trôi, tống tiễn những cái vất vả, bệnh tật, điều không may mắn của năm cũ theo dòng nước (sông, suối), đi mãi không lặp lại, đồng thời cầu cho khi bước vào năm mới con người có sức khỏe, năm mới tốt lành, gặp điều hay, làm ăn phát đạt.

Lễ gội đầu của người Thái trắng gồm các hoạt động: Một thầy mo (hoặc ông trưởng họ) mời bà con dân bản xuống bến nước chuẩn bị gội đầu đón chào năm mới sắp đến. Ngay sau đó, các nam thanh nữ tú khiêng trống, chiêng vừa đi vừa khua rộn rã, thúc giục mọi người theo sau. Chậu nước gội đầu được bà con dân bản đun sôi để pha với nước gồm có bồ kết, vỏ cây xo xe, những cánh hoa rừng, hoa đào, hoa mận.


Đập thủy điện Sơn La mùa tích nước

Điêu Chính Tới  

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›