Trò chuyện với TT&VH, Tuyết Minh cho biết:
- So với Carmen, Don Quixote (Đôn Kihôtê) là vở ballet có tầm vóc cao hơn. Kịch bản được sáng tác bởi biên đạo múa người Nga Marius Petipa vào năm 1971 và cho đến nay vẫn được coi là một trong những tác phẩm kinh điển nhất của nghệ thuật ballet thế giới. Đặc trưng của Don Quixote là những đòi hỏi tuyệt đỉnh về kỹ thuật pas de deux (múa đôi), kèm theo đó là những yếu tố phải có về sự hoành tráng của vở, sự tráng lệ của sân khấu, sự lãng mạn và quyến rũ của âm nhạc...
Tất nhiên, với một kịch bản như vậy, chúng tôi phải dựng vở diễn của mình theo đúng phong cách ballet cổ điển. Nhìn chung, việc chuẩn bị cho vở diễn này đã được tiến hành từ đầu năm 2010, tức là hơn 9 tháng trước khi công diễn. Riêng ở việc tập vở, chúng tôi phải mất 3 tháng cho những diễn viên solist như Cao Chí Thành, Việt Hà, Mạnh Cường... và 2 tháng cho những diễn viên còn lại.
* Chị là tổng đạo diễn và biên đạo múa của vở. Vậy, về nghệ thuật, cái đích của một Don Quixote “made in Vietnam” là gì?
- Chúng tôi sẽ cố gắng để mọi người cùng xem nền ballet non trẻ của Việt Nam đang đứng ở đâu. Tôi thấy trong mảng sân khấu, kịch Việt Nam cũng đã rất quan tâm tới việc dựng những vở kinh điển của thế giới rồi. Nghệ thuật ballet Việt Nam cũng cần có sự kiên nhẫn để dần hướng tới cái đích ấy. Bây giờ, mọi chuyện vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu và phụ thuộc rất nhiều vào tài năng, nhiệt huyết của người làm nghề. Cần cả sự nhiệt tình theo thời gian từ khán giả nữa. Đó là lí do tôi vẫn cố gắng theo đuổi việc dàn dựng các vở ballet từ trước tới giờ.
* Còn ở góc độ kinh tế?
Vở ballet Don Quixote do biên đạo múa Tuyết Minh (trưởng đoàn múa Khám Phá) dàn dựng sẽ có sự tham gia của các nghệ sĩ Cao Chí Thành (vai Basilio), Vũ Hương Giang (vai Kitri), Mạnh Cường (vai Don Kihote), Việt Hà (giám mã Sancho), Quỳnh Liên (vai Dulcinea) cùng 60 diễn viên múa khác. Vở diễn dài 120 phút và diễn ra trong các ngày 22, 23/10/2010 tại Nhà hát Lớn Hà Nội |
Vì những lý do ấy, chúng tôi không thể tổ chức diễn một vở ballet quá nhiều trong năm. Cho dù là mỗi lần diễn, khán giả đều tới kín Nhà hát Lớn - như trường hợp của vở Carmen vào tháng 3 vừa rồi. Chúng tôi chỉ dám đặt cái đích mỗi năm diễn lại vở cũ một lần, vừa để vở diễn không rơi vào quên lãng, vừa để có tiền “kéo” lại cho đủ số kinh phí bỏ ra.
* Chẳng hạn như với Don Quixote, kinh phí đầu tư cho vở diễn này là...?
- Rất khó nói cụ thể, Với rất nhiều khoản đầu tư như thiết kế, dàn dựng, kĩ thuật... chúng tôi bỏ sức ra tự làm và không tính công. Đó là một khoản kinh phí khổng lồ. Nếu so sánh, tôi chỉ nói thế này: Để dàn dựng một vở múa lớn, thời giá hiện tại thường trả cho đạo diễn theo số phút là 1 triệu đồng/phút, nếu là biên đạo giỏi thì có thể lên tới 2, 3 triệu đồng. Trong khi đó, Don Quixote là vở diễn dài hai tiếng.
tại nhà hát Mariisnky (St. Petersburg, Nga) năm 2003
* Cho đến thời điểm này, chị vẫn bỏ tiền túi để dàn dựng những vở ballet của mình. Đã lần nào, chị thử xin kinh phí tài trợ chưa?
- Như tôi thấy, Bộ VH, TT&DL hiện nay thường ưu tiên đầu tư hỗ trợ cho nghệ thuật múa mang tính dân tộc và truyền thống cao. Bởi vậy, những chương trình như ballet của chúng tôi khó lòng trông cậy vào sự sự hỗ trợ của Nhà nước. Tất nhiên, khi thuê Nhà hát Lớn thì chúng tôi được ưu ái bằng giá nội bộ, tức là khoảng 12 triệu đồng. Bình thường, nếu doanh nghiệp thuê như vậy thì phải trả 25 triệu đồng/buổi...
Việc xin tài trợ của các cơ quan văn hóa hay các Đại sứ quán thì rất hãn hữu, bởi điều này phụ thuộc vào chủ trương của họ trong những giai đoạn khác nhau. Còn với những doanh nghiệp, tổ chức không am hiểu và mặn mà với nghệ thuật múa thì không nên hy vọng.
* Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện này!