(Thethaovanhoa.vn) – Sáng nay (12/4) tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 1 - Tràng Tiền, Hà Nội) đã khai mạc trưng bày Báu vật khảo cổ học Việt Nam giới thiệu gần 300 hiện vật tiêu biểu từ thời Tiền sử đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 – 18) sau 3 năm giới thiệu thành công ở Đức
- 'Khảo cổ' để giữ hương hỏa cho ca trù
- Cần 1.000 'Hậu khảo cổ' để bảo tồn di sản Sài Gòn
- Tiến sĩ Hậu ‘khảo cổ’ góp thêm viên gạch nhỏ xây dựng Sài Gòn
Theo BTC, trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, khảo cổ học Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, từ những phát hiện nhỏ lẻ của các học giả phương Tây về các nền văn hóa sơ kỳ đá mới như Hòa Bình, Bắc Sơn… và bước đầu nghiên cứu các nền văn hóa thời kim khí như Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo.
Sau năm 1954, các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục phát hiện và nghiên cứu nhiều nền văn hóa thuộc các giai đoạn khác nhau, lấp được những “khoảng trống” trong tiến trình lịch sử Việt Nam, đóng góp nguồn tư liệu quan trọng làm sáng tỏ cội nguồn và bản sắc văn hóa Việt Nam.
Trưng bày Báu vật khảo cổ học Việt Nam gồm gần 300 hiện vật tiêu biểu từ thời Tiền sử đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 – 18) được lựa chọn giới thiệu tới công chúng với ba nội dung chính: Báu vật Khảo cổ học thời Tiền sử; Báu vật Khảo cổ học Thời đại Kim khí; Báu vật Khảo cổ học thời kỳ lịch sử.
Trưng bày đã tổ chức thành công tại Đức (từ 2016 - 2/2018), thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng Đức, giúp người dân Đức và châu Âu hiểu biết hơn về đất nước, lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam thông qua các tài liệu, hiện vật.
Cùng chiêm ngưỡng một số báu vật trong triển lãm:
Hoài An
Tags