Một trò chơi trong chương trình
Trong suốt 3 ngày, phần hoạt động sẽ diễn ra đồng thời, với 4 các phần Trình diễn nghệ thuật dân gian như: diễn tấu cồng chiêng và múa tập thể của người Raglai; âm nhạc mừng năm mới, cầu an, cầu mùa của các tộc Na Miẻo, Tày và Dao Lô gang; điệu múa sư tử của người Nùng; điệu múa sạp của người Thái; các điệu hát giao duyên của người Tày, Nùng, Na Miẻo, Dao Lô gang và Raglai; trình diễn thư pháp, múa rối nước, nghệ thuật tranh Đông Hồ...
Ngoài ra, tại Bảo tàng còn giúp các em làm các đồ chơi như: chong chóng, tò he, hoa quả bằng bột, tô vẽ mặt nạ, trang trí con giống giấy bồi và 12 con giáp nặn bằng đất. Bảo tàng cũng tạo điều kiện cho du khách đầu xuân thưởng thức những hương vị cổ truyền của người Tày, như: lợn quay lá mác mật, thịt trâu khô xào chua ngọt, lạp xường treo gác bếp, xôi cẩm, bánh pẻng khô, bánh cóc mò, bánh khẩu si, rượu men lá...Để phục vụ công chúng, ngoài đội ngũ cán bộ của bảo tàng, còn có hơn 90 người đến từ 6 tộc người khác nhau và khoảng 150 tình nguyện viên là học sinh, sinh viên ở Hà Nội.