1. Chỉ cần điểm qua những gì mà dư luận và báo chí phản ánh, người ta đã có thể liệt kê nhiều ví dụ về tình trạng chồng chéo giữa ngành dịch vụ đặc biệt này với việc phát triển các ngành kinh tế khác hoặc lãng phí, manh mún trong khai thác. Dù chưa được triển khai trên thực tế, ý tưởng làm cáp treo vào hang Sơn Đoòng cũng được nhắc tới như một điển hình về tư duy "khai thác nóng".
Ở thời điểm cuối năm 2014, kế hoạch này đã gặp sự phản ứng khá mạnh từ dư luận bởi nguy cơ phá vỡ cảnh quan, cũng như tư duy khai thác Sơn Đoòng theo kiểu "đại chúng hóa". Các phân tích đưa ra đều chỉ rõ: đặc trưng phù hợp với những tour du lịch ít người chính là yếu tố làm nên thương hiệu độc đáo và thu hút khách quốc tế cho điểm đến này.
Thực tế, việc đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm xuyên suốt của du lịch Việt Nam cũng được chuyên gia Martin Fontanari (Đức) nhắc tới tại Hội thảo: "Các bạn cần xây dựng một chiến lược chung, và lựa chọn những trọng điểm để toàn ngành du lịch cùng hướng tới".
Sự thực, từ 1/2013, bản quy hoạch tổng thể về du lịch VN tới năm 2020 (tầm nhìn 2030) đã được Chính phủ phê duyệt. Thế nhưng, ở góc độ từng địa phương hoặc từng vùng địa lý, việc triển khai xây dựng quy hoạch chi tiết về du lịch lại luôn... có vấn đề. Thậm chí, tại rất nhiều nơi, quy hoạch du lịch đã được địa phương xây dựng và triển khai từ rất sớm, nhưng rồi lại... thay đổi xoành xoạch theo từng nhiệm kỳ lãnh đạo.
"Từ đặc thù của mình, du lịch không thể tạo thương hiệu và hái quả ngọt chỉ trong 5, 10 năm" – TS Lương nói thêm. "Bởi vậy, bên cạnh việc nghiên cứu xây dựng một quy hoạch chuẩn, việc kiên nhẫn thực thi và duy trì quy hoạch cũng là một thách thức lớn".
2. Nói về trường hợp Sơn Đoòng, TS Lương cho rằng sự xuất hiện của hang động này trên kênh ABC (Mỹ) vừa qua là một cú hích lớn cho du lịch tại đây. "Khách quốc tế trước đây vẫn chủ yếu nhìn về VN ở thế mạnh du lịch biển đảo. Nhưng với Sơn Đoòng, chúng ta đã bắt đầu khẳng định: Du lịch hang động với những kỳ quan về địa mạo, địa chất cũng là một tiềm năng lớn".
Theo TS Dương Đình Hiền, Trưởng phòng Quy hoạch (Viện nghiên cứu phát triển du lịch), Sơn Đoòng về cơ bản vẫn là một điểm đến nằm trong quần thể Di sản Thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng. Bởi vậy, trong bất kỳ bối cảnh nào, hiệu ứng lan tỏa từ thương hiệu của hang động này cũng đều mang lại lợi thế rất lớn cho tiềm năng của cả quần thể chung.
Về bản quy hoạch mới được lập cho Phong Nha Kẻ Bàng, ông Hiền cho rằng mức độ "cập nhật” mới chỉ dừng ở các yêu cầu tổng thể về bảo vệ môi trường sinh thái, cũng như quản lý và phát triển bền vững. Còn lại, để có định hướng khai thác và tạo điểm nhấn, các nhà quy hoạch sẽ còn phải tiếp tục nghiên cứu và bổ sung rất nhiều.
"Không cần phải đưa càng nhiều khách du lịch vào Sơn Đoòng càng tốt. Trước cả một hệ thống hang động rất đa dạng của Phong Nha, chúng ta hoàn toàn có thể khảo sát và tìm hiểu kỹ về tiềm năng của từng điểm" – TS Hiền nói - "Rồi từ đó, trên một bản quy hoạch phát triển được xây dựng, người ta sẽ phân loại đâu là những hang động dành cho loại du lịch cao cấp như Sơn Đoòng, đâu là những hang động có thể phục vụ du khách đại chúng."
Quy hoạch Phong Nha – Kẻ Bàng: Không nhắc tới cáp treo Sơn Đoòng |
Sơn Tùng – Mỹ Mỹ
Thể thao & Văn hóa
Tags