(Thethaovanhoa.vn) - Sau một thời gian lâm trọng bệnh, nhà thơ "Thời hoa đỏ" Thanh Tùng đã qua đời lúc 21g50 ngày 12/9 tại tư gia ở TP.HCM, hưởng thọ 83 tuổi. Lễ viếng nhà thơ Thanh Tùng bắt đầu lúc 12g ngày 14/9 tại Nhà tang lễ TP.HCM, sau đó đưa đi an táng tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương vào 16/9.
- Nhà thơ Thanh Tùng 'Thời hoa đỏ' khóc trong sinh nhật tuổi 80
- Nhà thơ Thanh Tùng 'Thời hoa đỏ': Một thời sống bằng... nắm đấm
Nói đến
Thời hoa đỏ được nhà thơ Thanh Tùng viết về người vợ tên Nhàn của ông, nhưng vì một thời ông sống ở Hải Phòng “thành phố hoa phượng đỏ” nên nhiều người lầm tưởng đây là bài thơ viết về loài hoa được trồng nhiều của phố cảng.
Thơ Thanh Tùng được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, trong đó bài Hà Nội ngày trở về của ông được Phú Quang chấp thêm giai điệu: “Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ, tôi vội vã trở về. Để lấy cho mình dù chỉ là chút bóng đêm, trên đường phố Khâm Thiên.. Tôi bồi hồi khi chạm bóng cửa ô, như ngày xưa chạm vai gầy áo mẹ. Ôi nỗi nhớ muôn đời vẫn thế, như dòng sông Hồng cuộn đỏ mãi trong tôi”. Bài hát này biến thơ Thanh Tùng thành câu cửa miệng: “Vội vã trở về vội vã ra đi…” mà những người yêu Hà Nội đều thuộc nằm lòng.
Nhạc sĩ Phú Quang cho biết: “Tôi đã phổ của Thanh Tùng ba bài thơ, riêng bài Hà Nội ngày trở về thì câu hát “Vội vã trở về, vội vã ra đi” đã trở thành câu cửa miệng của nhiều người. Phải thừa nhận, Thanh Tùng có những câu thơ thật thi sĩ, đọc một lần thì ám ảnh khôn nguôi”.
Nhà phê bình văn học Lê Thiếu Nhơn, nhận xét: “Thanh Tùng khác biệt những nhà thơ công nhân cùng trang lứa. Bên cạnh cái thô ráp, Thanh Tùng có cái phiêu lãng và cái phóng túng của một kẻ dường như chỉ sinh ra để đóng vai thi sĩ, dẫu năm tháng lao động chân tay nhọc nhằn. Đọc thơ Thanh Tùng giống như bước vào một vùng cảm xúc mâu thuẫn, giữa sự ngang tàng và sự yếu đuối, giữa sự tinh tế và sự vụng về, giữa sự mạnh mẽ và sự dở dang!”.
Nhà thơ Thanh Tùng tên khai sinh Dzoãn Tùng, sinh 7/11/1935 tại
Ở Hải Phòng ông từng làm công nhân đóng tàu thủy và khuân vác thời chiến tranh, làm nghề áp tải hàng thời bao cấp.
Thanh Tùng viết về nghề mưu sinh của mình: “Cái nghề khuân vác của tôi. Trong mơ còn thấy giọt mồ hôi cười. Tôi sợ nó và tôi yêu nó. Như người mẹ sợ cơn đau đẻ nhưng vẫn thèm có con”.
Lao động cực nhọc là vậy, nhưng Thanh Tùng vẫn rất thi sĩ: “Con chỉ của mẹ cha một nửa. Một nửa còn của những quãng đường xa. Của những cơn gió xé hết mình trên bến bãi. Của những nỗi đau chưa biết mặt bao giờ”. Dù sống ở Sài Gòn hơn 20 năm nhưng Thanh Tùng vẫn luôn nhớ về Hải Phòng, ông viết Hải Phòng – muối của đời tôi: “Tôi làm thơ từ sau xe bò chở gạch, đến quảng trường nổi gió lúc nửa đêm”.
Thanh Tùng không chỉ làm thơ, thơ được phổ nhạc thành những ca khúc nổi tiếng, ông còn trở thành nhân vật thơ của đồng nghiệp. Nhà thơ
20 năm sống ở phương
Những năm cuối đời Thanh Tùng sống với gia đình người con gái Lan Hương. Ước muốn của Thanh Tùng là được yên nghỉ ở phương
Tags