Nhưng tê giác không còn là câu chuyện riêng của Việt Nam, mà là vấn đề toàn cầu.
Vào tối 22/6, tại Hà Nội đã phát động cuộc thi phim ngắn quốc gia về nạn buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã và sừng tê giác. Đây là một phần thuộc chương trình Cùng hành động tạo sự thay đổi hợp tác giữa chính phủ Mỹ và Việt Nam.
Nhà biên kịch Mỹ Dung, người từng quyết định bỏ việc sang Nam Phi làm việc tại một khu bảo vệ động vật hoang dã vào năm 2010 tâm sự:”Tôi rất ngạc nhiên, trong khi người Việt đã tiêu diệt con tê giác cuối cùng, thì có hàng ngàn người trên thế giới đổ về Nam Phi để bảo vệ tê giác. Họ làm việc hoàn toàn tình nguyện. Có những nhà nghiên cứu tới đây không nhận lương thậm chí họ còn bỏ thêm tiền túi ra trả lương cho lính canh. Điều tôi ấn tượng là thanh niên châu Âu đi làm, tiết kiệm tiền và đi khắp thế giới bảo vệ động vật hoang dã, họ rất có ý thức về những vấn đề toàn cầu”.
Mỹ Dung kể: “Tham gia nhiều hội thảo quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã, tại đó rất nhiều lần Việt Nam bị cử tọa xướng tên và hỏi có người Việt Nam nào tham gia không, tôi buộc phải đứng lên”.
Cuộc thi làm phim kêu gọi bảo vệ tê giác yêu cầu các nhà làm phim làm 1 phim ngắn dưới 7 phút. Hạn chót nhận tác phẩm là 31/8/2015. Lễ trao giải diễn ra vào ngày 1/11/2015 tại Hoàng thành.
Ngọc Diệp
Thể thao & Văn hóa
Tags