TT&VH có cuộc trò chuyện với chị.
Nữ đạo diễn trẻ Đặng Thái Huyền
- Trước hết khi đọc truyện ngắn, tôi rất xúc động trước số phận trớ trêu và nghiệt ngã của nhân vật Sao. Tôi cũng là phụ nữ, tôi phần nào hiểu được “Thân phận đàn bà trong văn Sương Nguyệt Minh đã nổi trôi qua 12 bến nước và dừng lại ở bến nước thứ 13, đó là sự cùng cực, tuyệt vọng”. Nhưng quan trọng, tôi gửi gắm trong nhân vật của mình tinh thần: Dù trong hoàn cảnh bi kịch và đau đớn nhất, người phụ nữ phải luôn giữ trong trái tim mình khát vọng yêu và khát vọng sống. Tôi cảm thấy hài lòng khi tinh thần đó đã được truyền tải trong toàn bộ mạch ngầm của bộ phim rất thành công.
Một cảnh trong phim Mười ba bến nước
- Khó khăn lớn nhất đó là sự khác biệt về ngôn ngữ thể hiện giữa văn học và điện ảnh. Văn học là sức mạnh của ngôn từ, nhà văn có thể miêu tả về yếu tố tâm linh huyền ảo bằng sự huyền diệu vô biên của ngôn ngữ còn điện ảnh là hiện thực hóa ngôn từ bằng hình ảnh. Bạn biết đấy, giữa tưởng tượng và hiện thực là khoảng cách không hề nhỏ.
Để chuyển thể thành công những chi tiết hiện thực huyền ảo này, tôi phải dùng đến hiệu ứng kĩ xảo điện ảnh trên bàn dựng phi tuyến.
* Phim Mười ba bến nước có hai yếu tố là kinh phí hạn hẹp và không hề có đại bác, tiếng súng, xe tăng, bom đạn, máu chảy, người chết, khói lửa chiến tranh... mà vẫn ra phim về chiến tranh khá xúc động. Phải chăng, sự độc đáo và mãnh liệt của một đạo diễn trẻ đã tạo nên sự thành công cho bộ phim?
- Trước hết, đó là sự đồng cảm với tác phẩm, sự gặp gỡ và đồng điệu giữa đạo diễn và nhà văn. Đặc biệt, trong quá trình làm phim tôi nhận được sự ủng hộ và quan tâm rất lớn của Hãng phim Quân đội nơi tôi công tác. Đó là sự khích lệ lớn lao khiến tôi luôn nỗ lực trong quá trình lăn lộn với bộ phim Mười ba bến nước - một bộ phim giống như khúc ca bi tráng của người đàn bà hậu chiến tranh!
Mười ba bến nước chiếm 6 giải phim video |