* Thưa giáo sư Schlink, trong các bài viết và thuyết trình của ông, người ta không tìm ra mối liên hệ nào với tác giả một cuốn best-seller quốc tế. Chẳng lẽ tiểu thuyết The Reader ít tác động đến cuộc đời ông như vậy sao?
- Vâng, tôi không phải chạy trốn. Tôi cũng chẳng băn khoăn tự hỏi liệu mình có nên viết tiếp nếu cuốn tiếp theo không vượt qua nổi The Reader. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi viết, thành công sau này ra sao là chuyện thứ yếu.
* Đối với độc giả thế giới, ông là đại diện cho nước Đức và thế hệ của mình.
- Vâng, tôi cũng đã nhận ra sự đóng góp của mình vào hình ảnh của nước Đức trong mắt người nước ngoài.
* The Reader ra đời thế nào?
- Xuất phát điểm là tại Đông Berlin. Năm 1990, tôi sang làm người thỉnh giảng tại Đại học Humboldt và thường ở đó vài tuần liền. Một thế giới nghèo màu sắc và âm thanh, các dãy nhà u tối, đường phố gập ghềnh và giao thông thưa thớt... làm sống lại trong tôi ký ức về những năm 1950. Và tôi quyết định viết sách. Dĩ nhiên các yếu tố chính của The Reader đã có trong đầu tôi từ lâu, nhưng ở Đông Berlin chúng mới kết lại thành linh hồn của tiểu thuyết. Ngay những ý tưởng ban đầu của tôi đã xoay quanh một phụ nữ, và đó là một người mù chữ.
* Trong The Reader dễ có thể nhận ra những nét tự sự của ông vì nó gợi nhớ đến phiên tòa Frankfurt xử các bị cáo từ trại tập trung Auschwitz.
* Một lúc nào đó câu chuyện tình được lồng vào các yếu tố khác của tiểu thuyết, và đó là điểm bị chỉ trích nhiều nhất trong sách. Thậm chí có những quan điểm như của Oprah Winfrey - cho rằng The Reader là tác phẩm tiêu biểu về lạm dụng tình dục. Ông đã phản ứng ra sao?
- Tôi đã nỗ lực tham gia tranh luận để gạt bỏ cách hiểu nông cạn về lạm dụng. Nói đến lạm dụng thể xác thì ai cũng rõ rồi, nhưng trong lạm dụng tâm hồn thì người ta dễ bị đánh lạc hướng bởi tưởng tượng thô thiển về tình yêu bình thường - tình yêu giữa những người bình đẳng về tâm thức, hiểu biết và tuổi đời. Nhận định như thế là giảm thiểu một cách đáng trách về bản chất của tình yêu. Song đó chưa phải là sự hiểu lầm kinh khủng nhất. Thậm chí có người cho rằng tôi xây dựng nhân vật Hanna mù chữ để bào chữa cho tội lỗi của cô ta, cứ làm như có giáo dục là tự khắc có đạo đức vậy. Tôi cũng chẳng cho Hanna học đọc, học viết để thể hiện rằng cô ta qua đó đã hiểu ra tội lỗi của mình và tìm được sự cứu rỗi. Nực cười là ít người đọc hiểu lầm, mà chủ yếu điều đó xảy ra với các nhà phê bình! Kiểu phê bình này chủ yếu đến từ Mỹ, ở đó người ta ưa hiểu đơn giản Hanna là đại diện cho người Đức mà không biết rằng thời Đế chế thứ III, tỷ lệ người có yếu tố hàn lâm trong bộ máy phát xít khá cao, tức việc Hanna mù chữ hoàn toàn không là một thủ phạm đặc trưng. Giờ đây, nhờ đã có nhiều tranh luận về chủ đề này mà người ta hiểu ra rằng một nét bút không phải là cả bức tranh.
* Có thể hiểu ông chủ ý viết The Reader như một câu chuyện phản lại hình ảnh chung về Đế chế thứ III phổ biến hồi đó?
- Xin nhấn mạnh rằng tôi viết về thế hệ của mình chứ không phải là Đế chế thứ III như một số người hiểu lầm. Tôi viết ra những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha mẹ và những gì họ đã làm.
* Ông có ngần ngại khi cho phép chuyển thể tiểu thuyết lên màn ảnh?
- Không, tôi yêu điện ảnh và muốn cuốn sách này được dựng thành phim. Tôi tin Stephen Daldry là một đạo diễn tốt. Nhưng tất nhiên ông ta không đưa lên phim những hình ảnh như tôi từng có trong đầu, mà chỉ lấy cuốn sách làm cơ sở cho phim của mình.
The Reader (nguyên bản tiếng Đức: Der Vorleser) của Bernhard Schlink (Lê Quang dịch, nhan đề Người đọc) là một best-seller hiếm hoi của văn học Đức trên phạm vi toàn cầu, bán được 7 triệu bản cho tới nay. Tác phẩm này ra mắt năm 1995, ngay lập tức trở thành hiện tượng và 13 năm sau đã được chuyển thể thành phim. Ngoài giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (Kate Winslet), The Reader nhận được 4 đề cử Oscar 2009 cho Phim, Đạo diễn, Kịch bản chuyển thể và Quay phim xuất sắc nhất.
* Kate Winslet do Daldry mát tay chọn và được khen ngợi xứng đáng. Nhưng cũng có ý kiến chỉ trích là phim này đã biến thủ phạm thành nhân vật chính diện!
- Đây là một điểm rất quan trọng. Tiểu thuyết The Reader là câu chuyện cuộc đời Michael Berg. Qua ánh hào quang của một Kate Winslet tài năng, cuốn phim The Reader đã trở thành câu chuyện của Hanna. Việc thủ phạm Hanna trở thành nhân vật chính diện và rốt cuộc giành được một ấn tượng khá nhân bản là thực tế mà tôi phải chung sống với nó từ ngày cuốn sách này được in ra. Giới phê bình, đặc biệt là ở Mỹ, không tán đồng tiến trình biến chuyển tâm lý của một quản giáo phát xít từng gián tiếp gây ra cái chết cho nhiều người. Cả các cảnh tả chân đầy nhục cảm cũng không phải đơn giản, và trước thềm giải Oscar năm nay, Kate Winslet đã lao đao vì những phê phán tương tự. Nhưng thế giới này sẽ đơn giản biết bao khi kẻ ác luôn hiện nguyên hình là một con quỷ dữ...
* Trong một cảnh ở đoạn cuối phim, Michael gỡ tay mình khỏi tay Hanna. Chi tiết này không có trong sách.
- Có lẽ đạo diễn Daldry muốn qua đó triệt giảm sức cảm hóa từ Hanna do Kate Winslet đã thể hiện quá đạt. Trong sách cũng có một đoạn về niềm hy vọng tắt ngấm trong mắt Hanna ở tòa án khi thấy Michael giữ khoảng cách với mình. Đoạn này hứa hẹn có thể tạo ra một kết cục có hậu, nhưng rốt cuộc sự ghẻ lạnh đã thắng. Cho đến khi chết, Hanna vẫn chưa thể hiểu thấu đáo những gì mình đã làm, trong phim cũng như trong sách.
* Người Đức vốn có một quá khứ không đơn giản...
* Có phải ông chủ ý không đưa vào phim hình ảnh vụ phạm tội dẫn đến bản án của Hanna?
- Về điểm này, biên kịch, đạo diễn và tôi tuyệt đối nhất trí, vì đây không phải và không được phép là phim bàn về chủ nghĩa phát xít.
* Nghe nói người ta định dành cho ông một vai phụ - người lái tàu điện?