Tuyển Philippines chờ 'phép màu Hà Nội 2010'

Thứ Ba, 04/12/2018 18:09 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Sau thất bại 1-2 ngay trên sân nhà Panaad, một số tuyển thủ Philippines đã nhắc đến phép màu Hà Nội 2010, như một niềm hy vọng. Nhưng liệu bánh xe lịch sử có lặp lại?

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. VTV6, VTC3 trực tiếp bóng đá: Philippines vs Việt Nam, AFF Cup 2018

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. VTV6, VTC3 trực tiếp bóng đá: Việt Nam vs Philippines, AFF Cup 2018

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. Lịch thi đấu bán kết AFF Cup 2018. Việt Nam vs Philippines. Nhận định và soi kèo Việt Nam vs Philippines. VTV6, VTC3 trực tiếp bóng đá.

Lịch thi đấu lượt về bán kết AFF Cup 2018:

19h00, ngày 5/12: Thái Lan vs Malaysia (lượt đi 0-0)

19h30 ngày 6/12: Việt Nam vs Philippines (lượt đi 2-1)

Lượt đi Chung kết:

11/12: Thái Lan/Malaysia vs Việt Nam/Philippines

Lượt về Chung kết:

15/12: Việt Nam/Philippines vs Thái Lan/Malaysia

“Giờ là thời điểm cho một phép màu nữa ở Hà Nội”, thủ thành Michael Falkesgaard đã viết thế trên Twitter của mình, sau khi rời sân vận động Panaad. Trong khi đó, thủ quân Phil Younghusband thì quả quyết với FOX Sport Asia rằng: “Chúng tôi đã từng thấy nhiều phép màu còn kỳ diệu hơn thế”.

Ký ức 2010

Phil là một chứng nhân của lịch sử. Chân sút từng khoác áo đội trẻ Chelsea chính là người ấn định chiến thắng 2-0 cho Philippines ngay tại Mỹ Đình. Trước đó, một cầu thủ gốc Anh khác, Chris Greatwich, đã mở tỷ số bằng một cú đánh đầu cực kỳ hiểm hóc, còn Neil Etheridge đã khiến toàn bộ các chân sút chủ nhà nản lòng. Greatwich cũng góp mặt ở AFF Cup năm nay, nhưng với tư cách trợ lý cho HLV Sven-Goran Eriksson.

Đó là một cú sốc thực sự bởi Việt Nam khi ấy đang là đương kim vô địch và được sự ủng hộ của hàng vạn khán giả nhà. Và sau trận hòa 0-0 trước Myanmar ở lượt cuối, Philippines đã lần đầu tiên trong lịch sử lọt vào đến bán kết của giải đấu khu vực.

Trước đó, thành tích của Philippines cực kỳ tệ hại. Từ Tiger Cup 1996 đến AFF Cup 2008, họ đều bị loại ở vòng bảng, giành được duy nhất 1 trận thắng (2-1 trước Timor Leste ở AFF Cup 2004), hòa 1, và thua 19 trận, ghi 10 bàn, nhưng thủng lưới đến tận 76 bàn. Đáng quên nhất là ở Tiger Cup 2002, khi họ thảm bại đến… 1-13 trước Indonesia. Cho đến giờ, đó vẫn là trận thua với cách biệt lớn nhất trong lịch sử AFF Cup.

Cho dù phải dừng bước ở bán kết AFF Cup 2010 (thua Indonesia 0-2 sau 2 lượt trận), giải đấu ấy vẫn là cột mốc đáng nhớ đối với bóng đá Philippines. Sau cú sốc không qua nổi vòng sơ loại AFF Cup 2008, Liên đoàn bóng đá Philippines đã có một cuộc cách mạng thực sự. Ngoài một số cầu thủ mang dòng máu nước ngoài quen thuộc như anh em nhà Greatwich và Younghusband, họ còn triệu tập nhiều gương mặt đáng chú ý khác như Neil Etheridge, Rob Gier (gốc Anh), Jason de Jong (Hà Lan), Anthony Jonsson (Iceland).

Niềm tin hay ảo mộng?

Kể từ sau chiến thắng lịch sử ở Mỹ Đình năm ấy, Philippines đã lọt vào bán kết ở 4/5 kỳ AFF Cup. Và dĩ nhiên, vị thế của họ trong làng bóng đá khu vực đã thay đổi rất nhiều. Chiến tích lần đầu tiên dự VCK Cúp châu Á càng khiến người Philippines hưng phấn, và việc ký hợp đồng với HLV nổi tiếng Sven-Goran Eriksson là một trong những nước đi đầy tham vọng của Liên đoàn bóng đá nước này.

Sau 8 năm, Philippines trở lại Mỹ Đình và họ lại hy vọng vào một phép màu. Nhưng chắc chắn hoàn cảnh của cả hai đội bây giờ rất khác hồi trước. Năm 2008, đó chỉ là một trận đấu vòng bảng, khi mà các học trò của Calisto đã không có sự tập trung cao độ, và còn khá lâng lâng sau khi đè bẹp Myanmar đến 7-1, còn bây giờ là vòng knock-out, khi một sai lầm nhỏ nhất cũng có thể phải trả giá. Thời điểm ấy, Philippines chưa là gì cả, và chẳng hề chịu chút sức ép nào, chứ không phải là ĐKVĐ như Việt Nam.

Ngoài ra, việc xây dựng đội bóng trên nền tảng các ngôi sao thi đấu ở nước ngoài cũng có một bất lợi lớn: Philippines đã bị tổn thất lực lượng khi các CLB chủ quản đòi ngôi sao của họ về. Michael Falkesgaard đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi ra vào không dứt khoát và bị Anh Đức đánh đầu vượt tầm với. Nếu trong tình huống ấy là Neil Etheridge, có lẽ Philippines đã không thủng lưới.

Những sự vắng mặt của Daisuke Sato, Stephan Palla, và Patrick Strauss rõ ràng đã ảnh hưởng đáng kể đến cách vận hành chiến thuật của Azkals. Eriksson là một HLV giỏi, và lão luyện, nhưng ông vẫn cần phải “có bột, thì mới gột lên hồ”. Những sự thay thế của Philippines, dù sao cũng chỉ là phương án hai, và không thể mang lại hiệu quả tối đa như phương án một. Đó là chưa kể, HLV Park Hang Seo đã tỏ ra khó lường hơn ông nghĩ.

Người Philippines đang cố tỏ ra tự tin về một phép màu nữa ở Hà Nội, nhưng rất có thể, đó chỉ là ảo mộng.

Tuấn Cương

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›