(Thethaovanhoa.vn) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.
Xem thêm các thông tin về dịch bệnh Covid-19 TẠI ĐÂY
Tiếp tục cập nhật
Thành phố Hồ Chí Minh xử lý ổ dịch mới tại một tu viện ở quận Gò Vấp
Thành phố Hồ Chí Minh vừa phát hiện ổ dịch COVID-19 mới tại một tu viện trên địa bàn quận Gò Vấp. Hiện chùm ca nhiễm này được khoanh vùng. Đa số các em học sinh đều đã tiêm 2-3 mũi vaccine, tình trạng sức khỏe ổn định.
Theo báo cáo của UBND phường 5, quận Gò Vấp, ngày 15/2, một trường THCS trên địa bàn phường 6 xét nghiệm tầm soát và phát hiện học sinh dương tính với SARS-CoV-2. Học sinh này có triệu chứng mệt mỏi, đang cư trú tại một tu viện trên đường Dương Quảng Hàm, phường 5. Ngày 16/2, tu viện này đã thực hiện tầm soát cho toàn bộ học sinh, tu sĩ và những người đang cư trú tại đây. Qua test nhanh phát hiện 54 ca dương tính gồm 53 học sinh và một tu sĩ.
Nhận thấy có sự lây nhiễm giữa các em học sinh sống trong những khu nhà qua sinh hoạt, thể thao, học tập tại tu viện, UBND phường cùng Trạm Y tế phường đã nhanh chóng kiểm tra, hướng dẫn nhà dòng cách chăm sóc điều trị cho F0, theo dõi F1 đảm bảo các quy định phòng, chống dịch. Toàn bộ khuôn viên tại nhà dòng được phong tỏa tạm thời. Tất cả người đang sinh sống tại đây được theo dõi sức khỏe. Khu nhà của F0 đang điều trị và khu vực sinh sống của F1 được giăng dây, đảm bảo cách ly an toàn, riêng biệt. Trường học của các F0 cũng được thông báo để tầm soát khi phát hiện ổ dịch. Ngành y tế cũng đã lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR cho 5 ca F0 tại tu viện và lấy mẫu xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên 10 ca F0 để giám sát biến chủng Omicron.
Hiện UBND phường, các đoàn thể và trạm y tế phường tiếp tục theo dõi tình hình, thường xuyên trao đổi, giám sát để kịp thời xử lý ổ dịch và nắm tâm tư nguyện vọng để hỗ trợ nhà dòng trong công tác hậu cần, chăm sóc điều trị F0. Nhà dòng cũng đang thực hiện đảm bảo các quy định về an toàn phòng chống dịch.
Yên Bái ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới cao kỷ lục
Theo báo cáo của Sở Y tế - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Yên Bái, trong ngày 20/2, trên địa bàn ghi nhận 1.275 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có 202 ca cộng đồng, 1.033 F1 được cách ly từ trước đó và 40 trường hợp đi từ tỉnh có dịch về đã được cách ly theo quy định.
Đây là ngày đầu tiên Yên Bái ghi nhận số ca mắc cao nhất từ trước đến nay. Luỹ kế từ khi có dịch đến tối 20/2, địa phương này ghi nhận 8.439 ca mắc COVID-19.
Về công tác truy vết, trong ngày, toàn tỉnh ghi nhận 1.655 trường hợp F1 (luỹ kế 27.635 trường hợp F1). Hiện tại các trường hợp F1 đang được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định. (Trong đó: 20.303 trường hợp đã có kết quả âm tính SARS-CoV-2 lần 1; 7.332 trường hợp F1 chuyển thành F0).
Theo thông báo của Sở Y tế Yên Bái, cấp độ dịch COVID-19 của tỉnh ở cấp độ 2; thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và 25 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 4; 14 xã, phường, thị trấn cấp độ 3; 6 huyện và 60 xã, phường, thị trấn cấp độ 2; 1 huyện và 74 xã, phường, thị trấn cấp độ 1.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố Yên Bái đang siết trở lại các biện pháp kiểm soát dịch tại "vùng đỏ", bảo vệ "vùng xanh" để thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa, đảm bảo đời sống cho người dân.
Cùng với các nhà hàng, quán ăn, các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như: vũ trường, quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm tóc, làm đẹp, bán vé số dạo, hoạt động tập luyện thể dục thể thao ngoài trời tại các khu vực công cộng, karaoke, mát xa, các cơ sở cung ứng tập luyện thể dục thể thao trong nhà… đã đồng loạt dừng hoạt động theo công văn chỉ đạo của thành phố.
Thành phố Yên Bái cũng yêu cầu tạm dừng tổ chức các hoạt động tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, các giải thi đấu thể thao, hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội, hoạt động của các di tích, bảo tàng; tạm dừng tiệc cưới, hỏi, các hoạt động liên hoan, gặp mặt, tân gia. Đối với việc tổ chức lễ tang tại gia đình cần tổ chức gọn nhẹ và phải đảm bảo các quy định phòng, chống dịch.
Các chợ được phép hoạt động nhưng phải tái lập chốt kiểm tra, kiểm soát người vào từ cổng. Các dịch vụ được phép hoạt động khác phải thực hiện thật nghiêm các biện pháp an toàn phòng, chống dịch.
Hà Nội phát hiện thêm 4 F0 nhiễm biến thể Omicron
Bộ Y tế tối 20/2 thông báo đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 205 ca mắc COVID-19 nhiễm biến thể Omicron, nhiều hơn hôm qua 5 ca.
Trong đó, TP. Hồ Chí Minh có 97 ca, Quảng Nam (27), Hà Nội (18), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1), An Giang (1).
Như vậy, trong ngày hôm nay, Bộ Y tế ghi nhận thêm 4 ca mắc COVID-19 nhiễm biến thể Omicron ở Hà Nội. Ca còn lại ở An Giang, đây cũng là địa phương thứ 18 trong cả nước ghi nhận F0 mắc biến thể này.
Ca COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam phát hiện nhiễm biến thể Omicron phát hiện tại Bệnh viện 108 ngày 23/12, công bố ngày 29/12/2021.
Cuối tháng 1, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết Thủ đô ghi nhận 14 ca COVID-19 nhiễm biến thể Omicron, trong đó 13 trường hợp nhập cảnh và 1 người ngoài cộng đồng.
Ca đầu tiên ở cộng đồng nhiễm Omicron là nhân viên làm việc tại khách sạn Grand Vista Hà Nội, tiếp xúc với 13 người nhập cảnh trên.
Theo Bộ Y tế, thời gian tới, nguy cơ tiếp tục ghi nhận các ca mắc COVID-19 nhiễm biến thể Omicron từ các trường hợp nhập cảnh và lây lan ra cộng đồng là rất lớn. Đặc biệt, với biến thể Omicron, việc lây nhiễm sẽ có nguy cơ gia tăng nhiều hơn ở nhóm trẻ chưa được tiêm vaccine COVID-19.
Để chủ động kiểm soát tình hình dịch COVID-19 trong bối cảnh biến thể Omicron có thể xâm nhập và lây lan nhanh; Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế về chủ động phòng chống biến thể Omicron.
Bên cạnh đó, các địa phương cần phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để gửi mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm biển thể Omicron đến để tiến hành xét nghiệm, giải trình tự gene khẳng định.
Thêm gần 2.000 ca mắc mới, Phú Thọ cho học sinh tiểu học, THCS học trực tuyến từ ngày 21/2
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngày 20/2, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành văn bản về đảm bảo an toàn cho học sinh trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.
Theo đó, tỉnh Phú Thọ yêu cầu UBND các huyện, thị, thành chỉ đạo, tổ chức dạy học trực tuyến đối với giáo dục tiểu học, trung học cơ sở từ ngày 21/2/2022 cho đến khi có thông báo mới.
Đối với giáo dục mầm non, căn cứ tình hình dịch bệnh COVID-19 và điều kiện thực tế, các cơ sở giáo dục tiếp tục phối hợp với phụ huynh để thống nhất phương án chăm sóc trẻ đảm bảo an toàn; tạo điều kiện để phụ huynh tham gia lao động, sản xuất.
Ở cấp học giáo dục trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên, căn cứ tình hình dịch bệnh COVID-19 và điều kiện thực tế, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, thành chỉ đạo các đơn vị quyết định hình thức dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến đối với từng lớp, khối lớp hoặc toàn trường cho phù hợp.
Theo Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, từ 18 giờ ngày 19/2 đến 18 giờ ngày 20/2, tỉnh Phú Thọ ghi nhận 1.981 ca mắc COVID-19, trong đó có 897 trường hợp từ F1 hoặc trong vùng cách ly, phong tỏa đã được quản lý; 1.084 trường hợp mắc mới cộng đồng
Phú Thọ đang ở cấp độ 3 của dịch với 8/13 huyện, thành phố; có 2 huyện, thị xã cấp độ 2; 3 huyện cấp độ 1 gồm: Thanh Sơn, Thanh Thủy và Yên Lập. Toàn tỉnh có 3 xã,phường,thị trấn ở cấp độ 4; 105 xã ở cấp độ 3; 34 xã, phường ở cấp độ 2 và 83 xã, phường, thị trấn còn lại ở cấp độ 1. Hiện Phú Thọ có 98,6% người trên 18 tuổi đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19; 96,7% trẻ từ 12-17 tuổi được tiêm đủ hai mũi vắc xin.
Kỷ lục kép: Hà Nội vụt tăng lên hơn 5.100 F0 mới, hơn 181.200 ca đang điều trị
Trong hơn 5.100 ca mắc COVID-19 mới vừa được thông báo có 1.518 ca cộng đồng. Toàn thành phố hiện có hơn 4.700 ca phải nhập viện trong tổng số 181.222 ca đang điều trị, theo dõi.
Sở Y tế Hà Nội tối 20/2 thông báo trong 24 giờ qua TP phát hiện 5.102 ca COVID-19 mới, trong đó có 1.518 ca cộng đồng. Bệnh nhân phân bố tại 471 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoài Đức (330), Nam Từ Liêm (315), Sóc Sơn (306), Bắc Từ Liêm (292), Long Biên (221), Chương Mỹ (217), Hai Bà Trưng (190), Thạch Thất (188), Hà Đông (175), Thanh Trì (174), Đống Đa (174).
Như vậy, từ ngày 29/4/2021 đến nay, Hà Nội ghi nhận 201.518 ca COVID-19 với 908 ca tử vong.
Chỉ trong chưa đầy 1 tuần, số ca mắc mỗi ngày ở Hà Nội liên tục tăng. Theo báo cáo của Sở Y tế, con số này tăng từ 3.500 lên hơn 5.100 ca/ngày, luôn là địa phương cao nhất cả nước.
Tới hết ngày 19/2, toàn TP có 181.222 F0 đang điều trị, cao nhất từ trước tới nay. Trong đó có 175.210 người theo dõi tại nhà; hơn 1.200 ca điều trị tại các cơ sở thu dung của TP và quận/huyện. Như vậy, số ca COVID-19 nhẹ, không triệu chứng ở Hà Nội chiếm 97,3% tổng số ca đang điều trị, theo dõi.
Trong 2,7% còn lại (tương đương 4.752 ca), có 353 ca điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; và 4.399 F0 điều trị tại các bệnh viện của Thủ đô (gồm tầng 2 và 3). Hôm qua, TP ghi nhận 15 ca tử vong.
Hiện tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên ở Thủ đô đã được tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19 là gần 67%. TP quyết tâm tới hết quý 1/2022 sẽ hoàn thành việc tiêm vaccine nhắc lại.
Lần đầu số mắc mới COVID-19 cả nước lên đến 47.200 ca
Bản tin dịch COVID-19 ngày 20/2 của Bộ Y tế cho biết có 47.200 ca mắc COVID-19 tại 63 tỉnh, thành - đây là số mắc nhiều nhất từ trước đến nay. Hà Nội ghi nhận ca mắc vượt mốc 5.000 F0. Trong ngày có hơn 13.400 bệnh nhân khỏi; 78 ca tử vong.
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới
- Tính từ 16h ngày 19/02 đến 16h ngày 20/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 47.200 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 47.192 ca ghi nhận trong nước (tăng 5.224 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 33.851 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (5.102), Bắc Ninh (2.360), Phú Thọ (1.981), Quảng Ninh (1.980), Thái Nguyên (1.838), Hòa Bình (1.797), Nam Định (1.754), Hải Phòng (1.698), Vĩnh Phúc (1.692), Ninh Bình (1.556), Bắc Giang (1.500), Nghệ An (1.467), Lào Cai (1.360), Hải Dương (1.316), Hà Tĩnh (1.294), Yên Bái (1.275), Thanh Hóa (1.220), Bình Định (1.019), Thái Bình (1.015), Sơn La (1.007), Tuyên Quang (989), Quảng Bình (861), TP. Hồ Chí Minh (849), Lạng Sơn (808), Hưng Yên (789), Đắk Lắk (748), Đà Nẵng (720), Quảng Nam (697), Khánh Hòa (590), Cao Bằng (564), Phú Yên (553), Lâm Đồng (435), Quảng Trị (415), Đắk Nông (362), Điện Biên (358), Bình Phước (348), Lai Châu (332), Hà Nam (290), Bà Rịa - Vũng Tàu (288), Gia Lai (286), Thừa Thiên Huế (224), Bình Dương (215), Bắc Kạn (190), Kon Tum (143), Hà Giang (139), Quảng Ngãi (130), Cà Mau (105), Bình Thuận (85), Kiên Giang (66), Tây Ninh (64), Bạc Liêu (63), Đồng Nai (53), Vĩnh Long (35), Bến Tre (33), Trà Vinh (29), An Giang (22), Cần Thơ (22), Sóc Trăng (13), Ninh Thuận (12), Đồng Tháp (12), Long An (10), Hậu Giang (8 ), Tiền Giang (6).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Khánh Hòa (-106), Quảng Trị (-103), Bình Phước (-79).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Tĩnh (+1.294), Bắc Giang (+458), Phú Thọ (+414).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 37.670 ca/ngày.
- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 205 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (18), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1), An Giang (1).
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.787.493 ca nhiễm, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 28.224 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 2.780.251 ca, trong đó có 2.278.617 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (519.993), Bình Dương (293.915), Hà Nội (198.344), Đồng Nai (100.529), Tây Ninh (89.052).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 13.414 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.281.434 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.347 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 1.722 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 321 ca
- Thở máy không xâm lấn: 57 ca
- Thở máy xâm lấn: 235 ca
- ECMO: 12 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 19/02 đến 17h30 ngày 20/02 ghi nhận 78 ca tử vong tại: Đà Nẵng (7), Nghệ An (7), Kiên Giang (5), Ninh Bình (5 ca trong 02 ngày), Bình Định (4), Quảng Bình (4), Bạc Liêu (3 ca trong 02 ngày), Hải Phòng (3), Lâm Đồng (3 ca trong 02 ngày), Phú Yên (3), Quảng Ngãi (3), Cà Mau (2), Cần Thơ (2), Đắk Lắk (2), Điện Biên (2), Gia Lai (2 ca trong 02 ngày), Hải Dương (2), Hòa Bình (2), Sóc Trăng (2), Thái Nguyên (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bắc Ninh (1), Bình Phước (1), Bình Thuận (1), Cao Bằng (1), Đồng Tháp (1), Hà Giang (1), Khánh Hòa (1), Long An (1), Nam Định (1), Phú Thọ (1), Thanh Hóa (1), Trà Vinh (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 79 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.501 ca, chiếm tỷ lệ 1,4% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.088.000 mẫu tương đương 78.429.511 lượt người, tăng 72.326 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 19/02 có 456.129 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 191.368.265 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 174.611.596 liều: Mũi 1 là 70.871.973 liều; Mũi 2 là 67.266.482 liều; Mũi 3 là 1.444.994 liều; Mũi bổ sung là 13.335.678 liều; Mũi nhắc lại là 21.692.469 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.756.669 liều: Mũi 1 là 8.608.568 liều; Mũi 2 là 8.148.101 liều.
Nam Định: Tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội
Sau nhiều ngày liên tiếp ghi nhận số ca mắc COVID-19 luôn ở con số cao 1700-1800 ca mỗi ngày, tỉnh Nam Định đã có văn bản yêu cầu các địa phương trong tỉnh tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội; không tổ chức hoạt động tập trung đông người. Yêu cầu người dân hạn chế di chuyển ngoại tỉnh khi không cấp thiết.
Hoàn thành tiêm chủng phòng COVID-19 mũi 3 cho người dân trên 18 tuổi trong tháng 3/2022; mỗi huyện, thành phố phải bố trí một điểm tiêm cố định, công khai thông tin trên phương tiện truyền thông để người dân được biết, đồng thời tăng cường hỗ trợ người dân trong tiêm phòng, nhất là người già, người bệnh.
Các huyện, thành phố duy trì nơi cách ly, nơi thu dung tập trung; tiếp tục nâng cao điều kiện vật chất, trang thiết bị y tế và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế các cấp, nhất là trạm y tế xã, trạm y tế lưu động trong phát hiện, điều trị F0, nhất là các ca F0 điều trị tại nhà.
Quảng Bình: Chạm mốc 15.000 ca mắc COVID-19, gần 10.000 ca đã khỏi
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 19/2/2022 đến 6 giờ ngày 20/2/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 778 ca mắc COVID-19, trong đó có 655 ca cộng đồng, 123 ca trong khu cách ly; có 4 ca tử vong.
Đến nay tổng số ca COVID-19 của Quảng Bình là 14.973 ca; tổng số ca khỏi là 9.928; số đang điều trị tại bệnh viện là 382 ca; 4.584 F0 đang điều trị tại nhà; có 24 trường hợp tử vong.
Trong ngày 19/2, các điểm tiêm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tiêm 551 liều vaccine phòng COVID-19.
Hiện 98,45% người trên 18 tuổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 94,32%; Có 97,01% người trên 50 tuổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19; Tỷ lệ người trên 18 tuổi tiêm đủ 3 mũi vaccine là 32,77%;
Hiện tỷ lệ tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 97,47%; tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là 86,62%
Dịch diễn biến phức tạp kèm mưa rét đậm, một số địa phương cho học sinh nghỉ học trực tiếp từ 21/2
Trước diễn biến dịch COVID-19 phức tạp đồng thời lý do thời tiết, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã đồng ý cho học sinh tiểu học và THCS trên địa bàn tạm thời nghỉ học.
Mới đây, tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản hỏa tốc tạm dừng học trực tiếp đối với học sinh Tiểu học và THCS từ ngày 21/2 và chuyển sang học online cho đến khi có thông báo mới.
Quyết định này được đưa ra khi tình hình dịch bệnh COVID-19 có diễn biến phức tạp, số lượng F0 đang tăng nhanh tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, cùng với dự báo về không khí lạnh tăng cường trong những ngày tới gây rét đậm, rét hại và mưa ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Bên cạnh đó, các trường mầm non tiếp tục mở cửa đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh học sinh, tạo điều kiện để phụ huynh tham gia lao động, sản xuất.
Các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên tiếp tục trì dạy học trực tiếp; thực hiện dạy, học trực tuyến với học sinh thuộc diện F0, F1(kể cả đối với học sinh có yếu tố bệnh nền, khi được phụ huynh đề nghị cho học trực tuyến và cam kết đảm bảo các điều kiện học trực tuyến hiệu quả).
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại các huyện, thành phố chủ động phối hợp với ngành Y tế, GD-ĐT rà soát, đánh giá mức độ lây lan dịch bệnh trong trường học để quyết định hình thức tổ chức dạy học đảm bảo an toàn cho học sinh và phù hợp nguyện vọng của phụ huynh.
Trước đó, vào ngày 18/2, một số tỉnh thành cũng đã ra thông báo hoãn việc học trực tiếp và chuyển sang hình thức học trực tuyến.
- Hà Nội: UBND thành phố Hà Nội đã quyết định hoãn kế hoạch cho học sinh lớp 1 - lớp 6 nội thành Hà Nội đi học trở lại từ ngày 21/2 như dự kiến vì tình hình dịch bệnh cũng như ảnh hưởng của không khí lạnh. Đến ngày 21/2, Hà Nội mở cửa trường học đối với học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 ở 18 huyện, thị xã, học sinh từ lớp 7 trở lên tại các trường ở 12 quận.
- Lào Cai: Mới đây, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, UBND tỉnh Lào Cai vừa gửi văn bản hỏa tốc yêu cầu tạm dừng tổ chức dạy và học trực tiếp trên địa bàn thành phố Lào Cai đối với toàn bộ cấp học kể từ ngày 19/2 cho đến khi có thông báo mới.
Được biết, UBND tỉnh đã giao Sở GD&ĐT Lào Cai chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Lào Cai triển khai hình thức dạy học trực tuyến và nhiều biện pháp khác để vừa bảo đảm công tác phòng, chống dịch cũng như hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định. Đặc biệt, cấp học Mầm non tạm dừng công tác dạy học theo Công văn số 583 của UBND tỉnh.
Hải Phòng: Học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10 độ C
Sáng 20/2, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng đã có Văn bản số 314/SGDĐT-VP về việc đảm bảo sức khỏe và phòng chống rét cho học sinh.
Theo Văn bản, hiện nay, khu vực Bắc Bộ đang đón một đợt không khí lạnh mạnh và được đánh giá là mạnh nhất từ đầu mùa đông. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố Hải Phòng về việc đảm bảo sức khoẻ và phòng chống rét cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đề nghị Chủ tịch UBND các quận, huyện phối hợp chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý; thủ trưởng các đơn vị giáo dục thực hiện một số nội dung, trong đó, quy định đối với học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10 độ C; học sinh Trung học cơ sở được nghỉ học khi nhiệt độ dưới 7 độ C.
Đối với học sinh độ tuổi Trung học phổ thông không quy định, cha mẹ học sinh, thủ trưởng các đơn vị giáo dục chủ động theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời khu vực thành phố Hải Phòng, căn cứ nhiệt độ được dự báo để quyết định cho học sinh nghỉ học theo quy định trên.
Trong thời gian thời tiết rét đậm, rét hại, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Chủ tịch UBND các quận, huyện phối hợp chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý; thủ trưởng các đơn vị giáo dục thực hiện tốt việc kiểm tra và sửa chữa kịp thời các phòng học, phòng chức năng, phòng bán trú, phòng ăn,... đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh.
Các trường mầm non, tiểu học đặc biệt lưu ý đảm bảo có nước ấm để chăm sóc, phục vụ học sinh.
Đối với các trường có tổ chức bán trú, cần đặc biệt quan tâm đảm bảo đủ thức ăn và thực phẩm sạch, chế độ ăn hợp lý; đồ ăn, uống nóng; chỗ nghỉ trưa ấm áp; chuẩn bị đẩy đủ thuốc men phục vụ công tác y tế học đường, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.
Các trường học không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời; đảm bảo sức khoẻ cho học sinh khi tổ chức các giờ thể dục ngoài trời; nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm; không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục trong những ngày giá rét. Đồng thời, thông báo rõ quy định nghỉ học do rét tới tất cả học sinh và cha mẹ học sinh qua các kênh thông tin: cổng thông tin điện tử của đơn vị; hệ thống eNetViet; mạng xã hội (Zalo, Facebook...); loa truyền thanh của nhà trường, của phường, xã; niêm yết thông báo ngoài cổng trường.
Các nhà trường tổ chức học trực tuyến hoặc hướng dẫn học sinh tự học, ôn tập tại nhà trong thời gian nghỉ học do rét. Trường hợp học sinh vẫn đến trường, nhà trường phải phân công, bố trí giáo viên, nhân viên quản lý, chăm sóc học sinh chu đáo, an toàn.
Trong những ngày nghỉ học do rét, nhà trường duy trì lực lượng trực đảm bảo mọi hoạt động hành chính diễn ra bình thường.
Thành phố Buôn Ma Thuột chuyển trạng thái học trực tuyến
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 với số ca mắc trong học sinh và giáo viên tăng cao, sáng 20/2, Ủy ban Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột quyết định tạm dừng dạy học trực tiếp đối với học sinh mầm non, tiểu học và học sinh lớp 6.
Từ ngày 7-19/2, học sinh mầm non, tiểu học, lớp 6 của thành phố Buôn Ma Thuột học trực tiếp tại trường học. Sau một tuần học trực tiếp đã ghi nhận 43 ca mắc COVID-19 là giáo viên; 425 ca là học sinh. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, thành phố Buôn Ma Thuột quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học, lớp 6 chuyển sang học trực tuyến từ ngày 21/2.
Để thích ứng an toàn, kiểm soát dịch hiệu quả trong các trường học khi tổ chức dạy học trực tiếp, thành phố Buôn Ma Thuột yêu cầu các đơn vị liên quan tổ chức rà soát điều chỉnh phương án phòng, chống dịch trong trường học phù hợp với tình hình thực tế và diễn biến dịch đang xảy ra; chủ động thích ứng nhưng không chủ quan lơ là, buông lỏng quản lý.
Các đơn vị, cơ quan phối hợp thực hiện đồng bộ các biện pháp trong xử lý tình huống phát hiện F0, F1 trong nhà trường; tổ chức tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh các quy định về phòng, chống dịch để tạo sự đồng thuận, chung tay trong công tác phòng, chống dịch.
Giáo viên, phụ huynh, học sinh chủ động theo dõi, kiểm tra sức khỏe nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc COVID-19 phải phải báo ngay cho ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm biết để phân công dạy trực tuyến và thực hiện cách ly tại nhà theo quy định, không được đến trường.
Ngày 19/2, tỉnh Đắk Lắk ghi nhận thêm 749 ca mắc COVD-19, đây là số ca mắc cao nhất được ghi nhận từ trước đến nay. Hiện tỉnh có 4.571 trường hợp F0 đang được điều trị.
Số ca mắc COVID-19 liên tục lập đỉnh, các địa phương lo dịch bùng phát
Trước số ca mắc COVID-19 liên tục tăng cao trong những ngày gần đây, nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã khẩn trương triển khai các biện pháp để nhanh chóng kiểm soát dịch.
Lào Cai: Tạm dừng học trực tiếp
Trong những ngày vừa qua, số ca nhiễm COVID-19 ở Lào Cai tăng nhanh, ngày 19/2, địa phương này ghi nhận 1.410 ca mắc.
Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, tỉnh Lào Cai yêu cầu các xã, phường khẩn trương khoanh vùng, dập tắt các ổ dịch đang phát sinh trong cộng đồng bằng các biện pháp phong toả tạm thời các khu vực có ổ dịch một cách hẹp nhất và tầm soát xét nghiệm để tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Tại các khu vực có ổ dịch yêu cầu các nhà hàng, quán ăn, quán giải khát tạm dừng hoạt động cho tới khi kiểm soát được dịch bệnh.
Các xã, phường đang ở cấp độ dịch 3, 4 không tổ chức tiệc cưới, hỏi, liên hoan, gặp mặt, tổ chức ăn uống đông người để tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Các dịch vụ như vũ trường, quán bar, karaoke, massage, internet, trò chơi điện tử tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch COVID-19 cho đến khi dịch giảm về cấp độ 1, 2.
Tỉnh Lào Cai yêu cầu tạm dừng việc dạy học đối với cấp học mầm non trên địa bàn toàn tỉnh, riêng TP Lào Cai sẽ tạm dừng việc tổ chức dạy và học trực tiếp đối với tất cả các cấp học trên địa bàn kể từ ngày 19/02/2022 cho đến khi có thông báo mới (gồm: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục nghề nghiệp).
Các địa phương tăng cường điều trị tại nhà đối với các trường hợp mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ; đồng thời đẩy mạnh hoạt động của Tổ COVID-19 cộng đồng nhằm giám sát các trường hợp F0, F1 điều trị, cách ly tại nhà.
Bắc Ninh: Dừng các hoạt động không thiết yếu
Để hạn chế số ca nhiễm lây lan nhanh sau Tết, tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản yêu cầu tạm dừng hoạt động các dịch vụ vũ trường, quán bar, karaoke, mát-xa và các hoạt động lễ hội tập trung đông người.
Yêu cầu các dịch vụ ăn uống trong nhà chỉ phục vụ 50% công suất, không quá 30 người cùng một thời điểm, khuyến khích bán hàng mang về.
Hạn chế số người ở các đám hiếu, hỉ, không quá 30 người. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng được hoạt động nhưng không quá 20 người cùng một thời điểm…
Trong ngày 19/2, Bắc Ninh lập kỷ lục với 2.002 ca mắc COVID-19, như vậy toàn tỉnh Bắc Ninh đã có hơn 15 nghìn ca mắc COVID-19 đang điều trị, trong đó có 47 ca nặng.
Về cấp độ dịch, địa phương này có 76 xã/phường/thị trấn ở cấp độ 1; 19 xã/phường/thị trấn ở cấp độ 2; 30 xã/phường/thị trấn cấp độ 3; xã Yên Phụ (huyện Yên Phong) ở cấp độ 4.
Phú Thọ: Đẩy nhanh tiêm chủng vaccine COVID-19, ưu tiên những đối tượng có bệnh nền
Trong 9.039 ca bệnh COVID-19 đang điều trị tại Phú Thọ có hơn 2.861 (31,7%) trẻ em dưới 16 tuổi; 54 (0,6%) phụ nữ có thai; 1.247 (13,8%) người trên 50 tuổi; 521 (5,8%) người trên 65 tuổi; 307 (3,4%) người có bệnh nền.
Hiện có 8.885 (98,3%) ca điều trị tại nhà và 154 (1,7%) ca điều trị tại bệnh viện điều trị COVID-19 của tỉnh và trung ương.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, để hạn chế số ca lây nhiễm, giảm tỷ lệ chuyển nặng và tử vong Sở Y tế Phú Thọ yêu cầu các đơn vị ưu tiên đẩy nhanh tiến độ Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19, trong đó:
Tập trung rà soát và tổ chức tiêm vét cho những người chưa được tiêm, nhất là những đối tượng từ chối tiêm chủng, người cao tuổi, người mắc bệnh nền.
Tổ chức tiêm mũi vaccine tăng cường và mũi vaccine nhắc lại cho người dân từ 18 tuổi trở lên, đặc biệt lực lượng tuyến đầu chống dịch, nhóm người cao tuổi, người bệnh nền, phấn đấu tối thiểu đạt 99% trong quý 1/2022.
Rà soát, sẵn sàng phương án tiêm vaccine cho nhóm trẻ em từ 5-11 tuổi theo hướng dẫn và tiến độ quy định của Bộ Y tế.
Nam Định: Tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội; không tổ chức hoạt động tập trung đông người. Yêu cầu người dân hạn chế di chuyển ngoại tỉnh khi không cấp thiết
Sau nhiều ngày liên tiếp ghi nhận số ca mắc COVID-19 luôn ở con số cao 1700-1800 ca mỗi ngày, tỉnh Nam Định đã có văn bản yêu cầu các địa phương trong tỉnh tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội; không tổ chức hoạt động tập trung đông người. Yêu cầu người dân hạn chế di chuyển ngoại tỉnh khi không cấp thiết.
Hoàn thành tiêm chủng phòng COVID-19 mũi 3 cho người dân trên 18 tuổi trong tháng 3/2022; mỗi huyện, thành phố phải bố trí một điểm tiêm cố định, công khai thông tin trên phương tiện truyền thông để người dân được biết, đồng thời tăng cường hỗ trợ người dân trong tiêm phòng, nhất là người già, người bệnh.
Các huyện, thành phố duy trì nơi cách ly, nơi thu dung tập trung; tiếp tục nâng cao điều kiện vật chất, trang thiết bị y tế và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế các cấp, nhất là trạm y tế xã, trạm y tế lưu động trong phát hiện, điều trị F0, nhất là các ca F0 điều trị tại nhà.
Thanh Hóa: Khẩn trương thành lập tổ tư vấn, chăm sóc người bệnh COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà
Sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đến nay, số ca bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tăng mạnh, trong đó số bệnh nhân nguy kịch, tử vong do COVID-19 có xu hướng tăng nhanh. Đến nay địa phương này đã ghi nhận 34.240 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 49 bệnh nhân tử vong.
Để tăng cường phòng, chống dịch COVID-19, hạn chế tối đa lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn, ngày 19/2, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành công điện khẩn yêu cầu các huyện/thị xã/ thành phố chủ động rà soát, củng cố năng lực hệ thống y tế các cấp, không để xảy ra tình trạng quá tải, bị động; tuyệt đối không để người dân sau khi xét nghiệm có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2 mà không được tiếp cận dịch vụ y tế, không được cấp phát thuốc, không được quản lý, theo dõi sức khỏe.
Khẩn trương thành lập Tổ tư vấn, chăm sóc người bệnh COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà ở 3 cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã); thành lập, đưa vào hoạt động Trạm y tế lưu động ở tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
Khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tự chủ động xét nghiệm SARS-CoV-2 để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
Hạn chế tối đa việc tổ chức ăn uống đông người tại các đám cưới, đám tang, mừng sinh nhật, mừng nhà mới, liên hoan...; khuyến khích các nhà hàng, quán ăn tổ chức bán mang về.
Đối với các cơ quan của Đảng, nhà nước, lực lượng vũ trang và đoàn thể từ cấp tỉnh đến cấp xã, cần tổ chức việc xét nghiệm định kỳ SARS-CoV-2 cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị để phát hiện sớm và ngăn ngừa dịch bệnh, bảo đảm nhân lực làm việc bình thường theo chức năng, nhiệm vụ.
Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh phía Bắc
Tối 19/2, Bộ Y tế cho biết trong 24 giờ qua TP Hà Nội ghi nhận 4.869 ca mắc COVID-19 mới, gồm 1.206 F0 ngoài cộng đồng. Đây là con số cao nhất của Hà Nội từ khi dịch bùng phát cho đến nay.
Các bệnh nhân được phân bổ tại 468 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh (389); Hoàng Mai (355), Nam Từ Liêm (282), Bắc Từ Liêm (271), Hà Đông (244).
Như vậy, từ ngày 29/4/2021 đến nay, Hà Nội ghi nhận 196.416 ca COVID-18 với 893 ca tử vong. Tỷ lệ tử vong chiếm 0,46% tổng ca mắc.
Nhằm đảm bảo tốt công tác điều trị cho trẻ em nhiễm COVID-19 trong thời gian học sinh, sinh viên đến trường học tập trung trở lại, Sở Y tế Hà Nội giao Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tập huấn cho các đơn vị trong ngành công tác xử trí, chăm sóc, điều trị trẻ em mắc COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đồng thời, bệnh viện trên chịu trách nhiệm khảo sát năng lực đáp ứng điều trị nhi khoa toàn ngành để lên kế hoạch hỗ trợ đơn vị tuyến dưới trong công tác điều trị trẻ em nhiễm COVID-19.
Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu các bệnh viện đa khoa có giường điều trị nhi khoa khẩn trương xây dựng phương án tổ chức tiếp nhận, điều trị trẻ em nhiễm COVID-19, sẵn sàng nhân lực, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao đáp ứng điều trị.
Ngoài Hà Nội, tình hình dịch COVID-19 vẫn tiếp tục phức tạp ở khu vực phía Bắc. Trong ngày 19/2, 16 tỉnh, thành phố có trên 1.000 ca mắc gồm: Hà Nội (4.869), Bắc Ninh (2.002), Quảng Ninh (1.990), Hòa Bình (1.871), Thái Nguyên (1.852), Nam Định (1.798), Phú Thọ (1.567), Hải Phòng (1.555), Ninh Bình (1.516), Lào Cai (1.410), Vĩnh Phúc (1.394), Nghệ An (1.360), Hải Dương (1.328), Yên Bái (1.150), Bắc Giang (1.042), Sơn La (1.040).
Các địa phương này đều có số ca mắc mới tăng nhanh sau Tết Nguyên đán, chủ yếu tập trung ở khu công nghiệp, trường học. Tỷ lệ tiêm chủng ở những tỉnh, thành nói trên cũng ở mức cao.
Sáng 20/2, Nghệ An ghi nhận 1.242 ca mới, trong đó có 380 ca cộng đồng
Sáng 20/2/2022, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Nghệ An thông tin: Trong 12 giờ qua (từ 18h00 ngày 19/2/2022 đến 6h00 ngày 20/2/2022), Nghệ An ghi nhận 1.242 ca dương tính mới với COVID-19.
Trong đó có 380 ca cộng đồng; 862 ca đã được cách ly từ trước (861 ca là F1, 01 ca từ ngoại tỉnh có dịch về).
Số địa phương có số bệnh nhân cao nhất trong 12 giờ qua: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, TP Vinh, Nghi Lộc.
Lũy kế từ đầu mùa dịch đến nay trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 48.103 ca mắc COVID-19. Lũy kế số bệnh nhân (BN) điều trị đã khỏi bệnh, ra viện: 22.410 BN. Lũy kế số BN tử vong: 74 BN. Số BN hiện đang điều trị: 25.619 BN.
- Không vì ca mắc Covid-19 gia tăng mà đóng cửa trường học
- Lần đầu tiên số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội lên đến hơn 4.500 ca/ngày
- Những ảnh hưởng của Covid-19 đối với sức khỏe tinh thần
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An khuyến cáo: Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, số ca bệnh tăng nhanh, nhiều ca bệnh không có triệu chứng. Để phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, mọi người dân cần thực hiện tốt khuyến cáo "5K" và tiêm vắc-xin phòng COVID-19 đầy đủ.
Số mắc mới COVID-19 trung bình tuần qua là 34.696 ca/ngày
Bộ Y tế cho biết, số ca COVID-19 mắc mới có xu hướng gia tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong 2 tuần qua, ngày cao nhất là hơn 42.000 ca; Trung bình số ca nhiễm mới trong nước 7 ngày qua là 34.696 ca/ngày. Số F0 nặng và nguy kịch cũng bắt đầu tăng...
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.740.293 ca mắc COVID-19, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 27.746 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.733.059 ca, trong đó có 2.265.203 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (519.144), Bình Dương (293.700), Hà Nội (193.242), Đồng Nai (100.476), Tây Ninh (88.988).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 34.696 ca/ngày.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.268.020 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.017 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.349 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 327 ca; Thở máy không xâm lấn: 97 ca; Thở máy xâm lấn: 230 ca; ECMO: 14 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 80 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.423 ca, chiếm tỷ lệ 1,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.015.674 mẫu tương đương 78.353.494 lượt người, tăng 60.613 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 190.919.218 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 174.168.950 liều: Mũi 1 là 70.866.623 liều; Mũi 2 là 67.250.297 liều; Mũi 3 là 1.443.914 liều; Mũi bổ sung là 13.265.091 liều; Mũi nhắc lại là 21.343.025 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.750.268 liều: Mũi 1 là 8.606.707 liều; Mũi 2 là 8.143.561 liều.
Số ca mắc mới COVID-19 và ca nặng, nguy kịch gia tăng
Theo Bộ Y tế, đến nay dịch bệnh COVID-19 cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tất cả các địa phương đều đã chuyển sang trạng thái "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.
Tuy vậy, số mắc mới có xu hướng gia tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong 2 tuần qua (với khoảng 26.000-31.000 ca mỗi ngày trong 02 tuần qua, ngày cao nhất là hơn 42.000 ca), số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vaccine, nhất là nhóm dưới 12 tuổi; số trường hợp nặng, nguy kịch bắt đầu có sự gia tăng 8,1% (trước ngày 1/2 là 2.790 và tích lũy đến nay là 3.017 ca); Số tử vong ổn định trong khoảng dưới 100 ca/ngày;
Do tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cao trên toàn quốc, đặc biệt đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỷ lệ tử vong/mắc toàn quốc giảm sâu (ngày 1/2 là 0,9% và ngày 18/2 là 0,2%).
Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ Omicron lây lan trên diện rộng là rất cao.
PV/TTXVN
Tags