CEO hãng Pfizer dự báo thời điểm cuộc sống trở lại bình thường

Thứ Hai, 27/09/2021 22:22 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 26/9, Giám đốc điều hành của Hãng dược phẩm Pfizer nhận định thế giới sẽ trở lại cuộc sống bình thường trong khoảng 1 năm tới, đồng thời cho rằng trong tương lai có thể sẽ cần tiêm phòng COVID-19 hằng năm.   

WHO dự báo thời điểm thế giới có thể chấm dứt đại dịch Covid-19

WHO dự báo thời điểm thế giới có thể chấm dứt đại dịch Covid-19

Quan chức cấp cao của WHO dự báo khủng hoảng Covid-19 có thể được kiểm soát vào tháng 3/2022.

Cụ thể, trả lời phỏng vấn đài ABC, ông Bourla cho rằng cuộc sống sẽ trở lại bình thường trong khoảng 1 năm tới. Tuy nhiên, CEO Pfizer nhấn mạnh thế giới nên tiếp tục cảnh giác ngay cả khi trở lại cuộc sống bình thường.

Theo đó, ông Bourla không loại trừ nguy cơ xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và khả năng phải tiêm phòng nhắc lại ngay cả khi cuộc sống trở lại bình thường. Theo ông, mọi việc sẽ được cân nhắc và quyết định dựa theo tình hình thực tế. Nhận định mới của CEO Pfizer khá tương đồng với dự báo mà CEO hãng dược phẩm Moderna, Srephane Bancel đưa ra khi trả lời phỏng vấn báo Neue Zuercher Zeitung hồi tuần trước rằng thế giới có thể trở lại cuộc sống bình thường trong khoảng 1 năm tới.   

Bao giờ hết Covid 19, CEO Pfizer dự báo thời điểm cuộc sống trở lại bình thường, Bao giờ hết covid, Bao giờ hết dịch Covid-19
Giám đốc điều hành của Hãng dược phẩm Pfizer, ông Albert Bourla. Ảnh: AFP/TTXVN

Bên cạnh đó, CEO của Pfizer cũng không loại trừ khả năng việc tiêm phòng COVID-19 sẽ được thực hiện hằng năm để đảm bảo cuộc sống trở lại bình thường. Về nhận định này, ông Bourla cho biết vì virus lây lan trên toàn thế giới nên sẽ có thêm những biến thể mới xuất hiện trong khi các loại vaccine phòng bệnh sẽ dần hết hiệu lực thực trong ít nhất 1 năm.

Do đó, theo CEO này, kịch bản dễ xảy ra nhất là tiêm phòng hằng năm nhưng ông lưu ý hiện nay mọi việc chưa chắc chắn và cần phải có thêm thời gian và dữ liệu mới có thể đưa ra kết luận.   

Cuối tuần trước, lãnh đạo Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ, Tiến sĩ Rochelle Walensky, đã cấp phép tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 của Pfizer phối hợp với hãng BioNTech (Đức) phát triển cho nhóm người làm những nghề có nguy cơ lây nhiễm cao và làm việc cho các cơ quan công quyền. CDC cũng cho phép tiêm mũi tăng cường cho người cao tuổi và người trưởng thành có bệnh nền, thời gian tiêm là ít nhất 6 tháng sau 2 mũi đầu.   

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phản đối triển khai tiêm mũi tăng cường trên diện rộng, cho rằng các nước giàu có nên chia sẻ số vaccine định dùng cho mũi tăng cường đến những nước có tỷ lệ tiêm phòng thấp. Về điều này, CEO Pfizer cho rằng chỉ quyết định có tiêm mũi tăng cường khi cần thiết.

Tuần trước, cựu lãnh đạo CDC Mỹ Tom Frieden đã chỉ trích Moderna và Pfizer vì không chia sẻ rộng rãi quyền sở hữu trí tuệ vaccine phòng COVID-19 để thúc đẩy tốc độ tiêm phòng trên toàn cầu. Về vấn đề này, ông Bourla cho rằng việc loại bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vaccine không phải là ý tưởng tốt vì đó chính là động lực thúc đẩy lĩnh vực khoa học đời sống phát triển vượt bậc và mang lại kỳ tích vaccine COVID-19 được ra đời chỉ trong một năm. Hiện Pfizer đang bán vaccine COVID-19 với các mức giá khác nhau cho các nước khác nhau. 

Lê Ánh/TTXVN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›