Tennis: Sania Mirza, muốn lấy chồng thì đừng cầm vợt

Thứ Hai, 07/10/2019 18:13 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Xinh đẹp, thành công nhưng ít ai biết rằng, cây vợt người Ấn Độ là Sania Mirza từng được khuyên rằng, cô sẽ không lấy được chồng nếu tiếp tục theo đuổi sự nghiệp.

Tennis: Với Nadal, sức khỏe là trên hết

Tennis: Với Nadal, sức khỏe là trên hết

Ở tuổi 33, Rafael Nadal giờ không mong gì hơn là sức khỏe bởi có sức khỏe, anh sẽ còn thi đấu và có thi đấu, anh sẽ giành được các danh hiệu.

Đó mới là năm cô 8 tuổi, khi Mirza được cha mẹ và họ hàng khuyên nhủ gác vợt vì “sẽ không ai cưới” cô nếu nước da của cô chuyển sang “màu tối” vì thời tiết trên sân. Điều thú vị là những điều này được cây vợt người Ấn Độ chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới khi cô nêu rõ những thách thức mà mình từng đối mặt trong phiên thảo luận về phụ nữ và vai trò lãnh đạo.

"Để bắt đầu, cha mẹ, hàng xóm, các dì và chú bác (cần phải) ngừng khuyên bạn rằng, bạn sẽ trở nên đen như thế nào và sẽ không có ai kết hôn với bạn nếu bạn chơi một môn thể thao. Tôi mới chỉ tám tuổi (khi điều này xuất hiện) và mọi người đã nghĩ sẽ không ai cưới tôi vì tôi sẽ đen. Tôi tự nghĩ mình chỉ là một đứa trẻ, tôi sẽ ổn thôi", cô gái 32 tuổi nói.

Thật may là Mirza không có một suy nghĩ lạc hậu như vậy, để rồi sau đó, cô đã giành được 41 danh hiệu đánh đôi, trong đó có danh hiệu Wimbledon năm 2015 với Martina Hingis, trở thành cây vợt nữ thành công nhất của Ấn Độ và từng đứng thứ 27 thế giới vào giữa năm 2007 trên bảng xếp hạng đánh đơn của WTA.

Điều đáng nói là Mirza đã kết hôn với vận động viên cricket người Pakistan là Shoaib Malik và dự định trở lại thi đấu trong năm 2020 sau giai đoạn sinh nở.

Chú thích ảnh
Sau một thời gian nghỉ để sinh con, Mirza đang lên kế hoạch để trở lại sân quần vợt

Tuy vậy, trường hợp như Mirza trong xã hội hay thể thao Ấn Độ không phải là nhiều. Sức ép gia đình, sự bất bình đẳng giới khiến những vận động viên nữ luôn chịu thiệt thòi. Chỉ những ai vượt qua định kiến mới có thể thành công và ở Mirza, cô thấy mình càng phải có trách nhiệm hơn trong việc xóa bỏ sự bất bình đẳng giới khi giữ vai trò nữ Đại sứ Thiện chí của Liên hợp quốc ở khu vực Nam Á.

Nên nói thêm, năm 2005, tờ Time xếp Mirza vào danh sách “50 người hùng châu Á” và năm 2010, tờ The Economic Times xếp cô vào danh sách “33 phụ nữ là niềm tự hào của Ấn Độ”. Hay năm 2016, Time xếp cô vào danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới.

Mạnh Hào

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›