(Thethaovanhoa.vn) - Kể từ lần đầu góp mặt tại sân chơi World Cup năm 1998, Nhật Bản chưa một lần vắng mặt. Và cứ sau một VCK gây thất vọng là họ lại chơi thành công ở giải đấu 4 năm sau đó. Đó có phải một sự trùng hợp?
* Link xem trực tiếp Nhật Bản vs Senegal (22h00, 24/6) https://fptplay.vn/event/xem-bong-da-vtv6
http://vtvgo.vn/xem-truc-tuyen-kenh-vtv6-6.html
http://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm
|
Tại France 98, Nhật Bản thua cả ba trận vòng bảng, và xếp 31/32 đội tại VCK. Bốn năm sau, với tư cách đồng chủ nhà, họ lọt vào vòng 1/8 và chỉ chịu thua sít sao Thổ Nhĩ Kỳ, đội bóng sau đó giành vị trí thứ ba. Ở nước Đức năm 2006, dù sở hữu các ngôi sao đang ở vào độ chín, nhưng Nhật lại xếp bét ở bảng đấu có Brazil, Croatia, và Australia. Bốn năm sau, khi không được nhiều kỳ vọng, họ lại đánh bại cả Cameroon lẫn Đan Mạch để lọt vào vòng 1/8, và chỉ chịu thua Paraguay trên chấm luân lưu. Còn ở Brazil 4 năm trước, đội bóng xứ mặt trời mọc gây thất vọng khi chỉ giành 1 điểm sau 3 trận vòng bảng.
Lịch sử lặp lại?
Các cầu thủ Nhật Bản bay sang Nga với không nhiều kỳ vọng. Hai tháng trước ngày khai mạc, HLV Vahid Halilhodzic bất ngờ bị sa thải. Lý do mà LĐBĐ Nhật Bản (JFA) đưa ra là “không duy trì được sự tương tác tốt với các cầu thủ”. Chính xác hơn, Halilhodzic bị sa thải vì đã loại bỏ những ngôi sao lớn như Keisuke Honda, Shinji Okazaki, và Shinji Kagawa, trong khi JFA cần các ngôi sao để lôi kéo sự quan tâm trở lại từ phía người hâm mộ.
Akira Nishino, giám đốc kỹ thuật của JFA, là một cái tên không quá xa lạ với người hâm mộ bóng đá Nhật Bản, bởi ông từng giúp Olympic Nhật Bản quật ngã Olympic Brazil của Ronaldo, Roberto Carlos, và Rivaldo ở Thế vận hội Atlanta 1996, cũng như từng giành 9 danh hiệu trong 9 năm dẫn dắt Gamba Osaka. Nhưng vấn đề là ông thầy 63 tuổi này đã không làm công tác huấn luyện suốt 3 năm. Trong ba trận giao hữu trước thềm World Cup, Nishino hết thử nghiệm sơ đồ 3-4-2-1, rồi lại quay lại 4-2-3-1.
Nhưng Nhật Bản đã khởi đầu suôn sẻ với chiến thắng 2-1 trước Colombia, trong một trận đấu mà họ được hưởng lợi thế rất lớn từ tấm thẻ đỏ ngay phút thứ ba của Carlos Sanchez, kèm theo quả phạt đền. Đây cũng là lần đầu tiên, một đội bóng châu Á đánh bại một đại diện Nam Mỹ ở đấu trường World Cup. Chưa biết, sơ đồ phong độ hình sin của Nhật Bản có tiếp diễn với thành công ở giải đấu năm nay hay không, nhưng rõ ràng, họ có cơ sở để nghĩ tới vòng 1/8. Ý chí của người Nhật cũng là một yếu tố được tính đến. Họ luôn quyết tâm đứng dậy sau một giải đấu thất bại.
Thách thức mang tên Senegal
Nishino đủ từng trải để hiểu rằng những thách thức lớn nhất vẫn ở trước mắt ông. Senegal, đội bóng đã hạ gục Ba Lan 2-1 ở ngày mở màn, là một minh chứng.
Các học trò của Aliou Cisse có nền tảng thể lực tuyệt vời và tốc độ cực cao trong những pha lên bóng. Trong khi đó, thể lực vẫn luôn là điểm yếu cố hữu của các đội bóng châu Á. Nhật Bản, với những lão tướng như Yuto Nagatomo (sinh năm 1986), Maya Yoshida (1988), Makoto Hasebe (1984), Keisuke Honda (1986), và Shinji Okasaki (1986). Đây đều là những trụ cột giàu kinh nghiệm mà Nishino cần, nhưng sử dụng họ trước những cầu thủ lực điền của Senegal thì lại khá đáng lo.
Nhưng sự nguy hiểm của Senegal không chỉ nằm ở thể lực và tốc độ. “Người ta vẫn bảo các đội bóng châu Phi có những tài năng lớn nhưng thiếu tính tổ chức. Senegal thì không như thế”, Nagatomo nhận xét, “Họ rất có kỷ luật và di chuyển với một khối thống nhất. Họ có ý thức phòng thủ cao, và nổi bật trong phản công”. Sẽ không ngạc nhiên nếu Nhật Bản thi đấu thận trọng và rình rập, thay vì bung sức trước đối thủ châu Phi.
Ở World Cup 2010, Nhật Bản cũng bị đánh giá thấp hơn nhiều Cameroon của Samuel Eto’o, Carlos Kameni, Geremi, và chú cháu nhà Rigobert Song, nhưng họ bất ngờ quật ngã đội bóng này 1-0, với bàn duy nhất của Keisuke Honda, người cũng góp mặt ở Nga năm nay. Liệu lần này, Samurai xanh có thể làm được điều tương tự trước một đối thủ rất đáng gờm như Senegal?
Đội hình dự kiến Nhật Bản (4-2-3-1): Kawashima - Shoji, Yoshida, Sakai, Nagatomo - Hasebe, Shibasaki - Haraguchi, Inui, Kagawa - Osako. Senegal (4-4-2): N’Diaye - Sane, Koulibaly, Wague, Sabaly - A. N’Diaye, Gueye, Sarr, Mane - Niang, Diouf. Dự đoán: 1-1 |
Tuấn Cương
+* Link trực tiếp Ba Lan vs Colombia (01h00, 25/6)
HẾT GIỜ! NHẬT BẢN 2-2 SENEGAL!
GHI BÀN: Takashi Inui 34', Keisuke Honda 78' - Sadio Mane 12', Moussa Wague 71'
77' NHẬT BẢN 2-2 SENEGAL!
Keisuke Honda dứt điểm cận thành, gỡ hoà 2-2 cho Nhật Bản!
71' NHẬT BẢN 1-2 SENEGAL!
Moussa Wague dứt điểm hạ gục thủ môn Eiji Kawashima, nâng tỷ số lên 2-1 cho Senegal!
64' ĐÁNG TIẾC! Takashi Inui dứt điểm đưa bóng đi trúng xà ngang khung thành Senegal!
60' ĐÁNG TIẾC! Yuya Osako đã không thể dứt điểm sau pha căng ngang của Gaku Shibasaki
54' Pha dứt điểm của Mbaye Niang một lần nữa đưa bóng đi đến đúng vị trí của thủ môn Eiji Kawashima
48' NGUY HIỂM! Pha đánh đầu của Yuya Osako đưa bóng đi đến đúng vị trí của thủ môn Khadim N'Diaye
38' NGUY HIỂM! Thủ môn Eiji Kawashima xuất sắc cản phá pha dứt điểm của Mbaye Niang
34' NHẬT BẢN 1-1 SENEGAL
Takashi Inui thực hiện siêu phẩm cứa lòng, hạ gục thủ môn Khadim N'Diaye để mang về bàn thắng gỡ hoà 1-1 cho Nhật Bản!
22' Pha dứt điểm của Ismaila Sarr đưa bóng đi đến đúng vị trí của thủ môn Eiji Kawashima
12' NHẬT BẢN 0-1 SENEGAL!
Sadio Mane đệm bóng cận thành sau pha dứt điểm của Youssouf Sabaly, qua đó mở tỷ số cho Senegal!
Danh sách dự bị của Senegal:
Diallo, Mbengue, Mbodji, Sow, Kouyate, Diouf, N'Doye, Konate, Sakho, Balde, Gassama, Gomis
Danh sách dự bị của Nhật Bản:
Higashiguchi, Ueda, Honda, Endo, Okazaki, Usami, Muto, Yamaguchi, Oshima, Makino, Gotoku Sakai, Nakamura
Tags