Đua xe Công thức 1: Phía sau bức ảnh tiếp nhiên liệu kinh hoàng

Thứ Hai, 29/07/2019 06:05 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Với việc giải đua Công thức 1 (F1) đang cân nhắc những ưu và nhược điểm khi áp dụng trở lại quy trình tiếp nhiên liệu vào năm 2021, khỏi cần nói thì chẳng có lời nhắc nhở nào lớn hơn về những nguy hiểm mà quy trình này có thể mang lại sau những gì đã xảy ra tại Hockenheim cách đây 25 năm.

Sau F1, giải đua Rally châu Á sẽ về Việt Nam vào 2021?

Sau F1, giải đua Rally châu Á sẽ về Việt Nam vào 2021?

Tuần qua, Giám đốc và nhà sáng lập giải đua xe Rally châu Á gặp gỡ các đối tác tại Việt Nam, xúc tiến khả năng giải đua quốc tế dành cho xe địa hình việt dã Rally có thể sẽ được tổ chức tại Việt Nam. Nằm trong hệ thống các giải đua xe của Liên đoàn ô tô quốc tế (FIA).

Đáng lẽ thì việc vào pitstop sẽ rất bình thường đối với tay đua của đội Benetton, Jos Verstappen, trước khi nó biến thành thảm họa khi xăng phun ra từ vòi tiếp nhiên liệu và bùng lên trên chiếc xe đua vẫn còn rất nóng.

Vào thời điểm đó đã có truyền hình trực tiếp, nhưng khoảnh khắc kinh hoàng này càng trở nên ấn tượng hơn vì một bức ảnh giờ đã quá nổi tiếng thế giới chụp thành viên của đội Benetton, Paul Seaby giữa biển lửa khi anh cố thoát ra khỏi đó.

Vào pitstop

Giải German Grand Prix năm 1994 đã diễn ra trong bối cảnh căng thẳng kéo dài mùa giải đó. Đội đua Benetton đến German Grand Prix, sân nhà của Michael Schumacher cùng với kháng cáo lại quyết định cấm 2 chặng dành cho tay đua người Đức sau khi anh phớt lờ cờ đen tại chặng đua trước đó ở Silverstone (Anh).

Schumacher hy vọng trở thành người Đức đầu tiên thắng chặng trên sân nhà nhưng anh cũng hiểu rõ đây là một nhiệm vụ khó khăn bởi đường đua Hockenheim phù hợp hơn với động cơ V12 của đối thủ Ferrari.

Thế rồi vòng đua mở màn đầy hỗn loạn, trong đó có va chạm ở khúc cua đầu tiên khiến Mika Hakkinen bị cấm, đã tạo điều kiện cho Schumacher nổi lên như là ứng cử viên thách thức tay đua dẫn đầu Gerhard Berger.

Đến vòng 13, Schumacher vào pit để tiếp nhiên liệu lần đầu và không gặp rắc rối gì. Hai vòng sau đó, đến lượt đồng đội của anh là Jos Verstappen vào pit.

Theo mô tả của Verstappen lúc đó thì: “Tôi cứ nghĩ vào pitstop như thông thường. Ngồi trong xe, tôi sẽ luôn mở kính che mặt bởi vì khi đứng yên, tôi sẽ đổ mồ hôi rất nhiều.

"Sau đó, tôi thấy chất lỏng chảy ra. Đó là trước khi tôi có thể ngửi thấy mùi xăng, và đó là lý do tại sao tôi vẫy tay. Sau đấy lửa bùng lên và nó đột nhiên tối đen. Tôi không thể thở được, giống như tình huống anh đột nhiên bị đặt trong một căn phòng tối, và rồi anh nghĩ, “Tôi cần phải thoát ra”.

Trong khi đó, Seaby cho biết: "Công việc của tôi là bánh trước bên phải, vì vậy tôi đã quay lưng lại với người tiếp nhiên liệu. Đó là lý do tại sao xăng đã phun lên lưng tôi và khiến tôi bị cháy. Tôi chạy vào garage bởi đó là chỗ gần nhất có thể rời khỏi chiếc xe.

Chú thích ảnh
Khoảnh khắc kinh hoàng trên đường đua Hockenheim cách đây 25 năm

Thật may cho phóng viên ảnh Steven Tee là những gì xảy ra ở pitstop của đội đua Benetton đã lọt vào ống kính của anh. Như Tee cho biết, vào giữa chặng đua, khi thấy hơi nhàm chán, anh quyết định chụp một số tấm hình ở pitstop của đội đua. “Tôi chụp nhanh và rồi nhận thấy một cái gì đó, dường như là nhiên liệu bị đổ, nhưng tôi cũng không chú ý quá nhiều. Sau đó, tôi thấy Jos trong xe với các thợ máy xung quanh, nhìn giống như một quả bóng màu cam lớn. Nhưng tôi cứ tiếp tục chụp.

"Các thợ máy chạy về phía garage, và một số trong số họ đang bốc cháy. Tôi lùi lại để tránh đường và không nghĩ gì về những gì mình đã chụp vì ngày đó, chúng tôi chụp bằng phim”.

Dư chấn và bức ảnh ấn tượng

Ngọn lửa đã được dập tắt chỉ trong vài giây, nhưng vẫn để lại một khung cảnh kinh hoàng trong garage của đội Benetton khi tất cả cố gắng dọn dẹp những gì đã xảy ra. Thậm chí, tất cả còn phải chuẩn bị cho lần vào pitstop thứ hai của Schumacher, trước khi nghĩ đến việc điều trị cho những người bị lửa bám vào.

Verstappen đã được đổ nước lên mặt rồi bôi kem lên. Tay đua người Hà Lan sau đó đến bệnh viện để kiểm tra, nhưng mọi thứ đều ổn.

Về phía các thợ máy, ngay khi đám cháy được dập tắt, họ cố gắng bình tâm trở lại và đánh giá những gì đã xảy ra. Seaby tìm thấy một ít nước và văng nó lên mặt, trước lúc Joan Villadelprat, giám đốc điều hành, hét vào garage rằng, chuẩn bị có một pitstop khác.

Họ cố gắng di chuyển chiếc xe của Verstappen vì nó đã bị cháy và rồi nhận được thông báo xe của Schumacher có vấn đề về động cơ và không thể tiếp tục chặng đua (Gerhard Berger, Olivier Panis và Eric Bernard sau đó giành 3 vị trí hàng đầu).

Lúc này, đội đua Benetton mới có thời gian nhìn lại những gì xảy ra và thấy rằng, ngoài Seaby còn có hai thợ máy Simon Morley và Wayne Bennett bị bỏng.

Trong khi những hình ảnh về chiếc xe bị cháy của Verstappen xuất hiện trên truyền hình thu hút sự chú ý của các chương trình phát sóng tin tức ngày hôm đó, phải đến sáng hôm sau, Tee mới nhận ra những gì anh đã chụp được khi làm phim ở London.

"Chúng tôi bỏ phim ra như thường lệ vào tối chủ nhật ở London và đến rất sớm vào sáng hôm sau để chỉnh sửa cho bản tin Motoring News. Tôi đã xem qua các khung hình và có 2 khung hình chụp Seaby bị mất nét.

"Thế nhưng, khung hình thứ ba đã trở nên khá nổi tiếng khi Seaby hoàn toàn bị bao trùm trong ngọn lửa. Nhìn giống như trong một bộ phim”.

Về sau, bức hình này đã được mẹ vợ của Seaby treo trên tường nhà… trong đám cưới của các em vợ của anh.

Những tai nạn ở pitstop

Việc chấm dứt quy trình tiếp nhiên liệu từ mùa đua 2010 vì lý do an toàn (FIA sợ cháy) đã gây ra nhiều tiếc nuối cho người hâm mộ. Bởi đỉnh cao trong chiến thuật của các chặng đua trước đây chính là lượng xăng được bơm thêm sau mỗi lần vào pit, chứ không phải chỉ là các tính toán cực kỳ khô khan với việc chỉ thay lốp như lâu nay.

Với việc từ bỏ quy trình tiếp nhiên liệu được thực hiện từ năm 1994 đến 2009, mỗi chiếc xe đua sẽ phải mang đủ nhiên liệu ngay từ lúc xuất phát và trọng lượng tăng thêm thay vì 50-60kg như trước đây sẽ thành 150-170kg. Đồng thời lốp xe sẽ phải chịu tải trọng lớn bởi thùng xăng phải đủ để chứa lượng nhiên liệu trên. Mục đích nhằm tăng tính an toàn vì việc tiếp nhiên liệu có thể kèm theo những rủi ro có thể xảy ra như vụ việc xảy ra tại đường đua Hockenheim. Ý kiến đồng tình không ít, nhưng có những ý kiến cho rằng chiếc xe đua chạy với tốc độ cao và mang theo một lượng xăng lớn cũng nguy hiểm chẳng kém.

Trong khi chờ đợi thì quãng thời gian áp dụng tiếp nhiên liệu đã xảy ra một số tai nạn liên quan. Như năm 1994 tại German Grand Prix, tay đua Jos Verstappen của Benetton (cha của Max Verstappen) trong lần vào pitstop, hệ thống nhiên liệu bị rò rỉ và bắt lửa khiến toàn bộ chiếc xe của anh bị ngọn lửa bao phủ.

Ở Belgium Grand Prix năm 1995, tay lái Eddie Irvine của đội Jordan sau khi tiếp nhiên liệu xong, chiếc xe rời khỏi vị trí pitstop nhưng van thùng nhiên liệu không đóng dẫn đến bắt lửa. Các nhân viên kỹ thuật đã kịp thời dập tắt lửa để anh vẫn có thể tiếp tục hoàn thành chặng đua.

Đến Italian Grand Prix năm 2004 lại là một lỗi để nhiên liệu rớt vào ống xả gây cháy xe của tay đua Gianmaria Bruni (Minardi) nhưng không xảy ra thương vong. Còn các sự cố không gây hỏa hoạn nhưng lại rất nguy hiểm cho các nhân viên kỹ thuật vì tại thời điểm chiếc xe rời pit ống tiếp nhiên liệu vẫn chưa được tháo rời mà bị lôi đi theo chiếc xe đua, điển hình là các vụ: Christijan Albers – Spyker tại French GP 2007, Heikki Kovalainen – McLaren ở Brazilian GP 2009 và Felipe Massa – Ferrari tại Singapore 2008.

Mạnh Hào

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›