Thế chiến 3 có nguy cơ xảy ra ngay trong năm nay?

Thứ Ba, 01/08/2017 19:16 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Năm 2017 đánh dấu nhiều vụ tấn công khủng bố đẫm máu và căng thẳng leo thang ở nhiều điểm nóng trên thế giới, đặc biệt là vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Tờ The Sun (Anh) đã phỏng vấn các chuyên gia quân sự và chống khủng bố để nhận định về mối đe dọa có thể kích hoạt Thế chiến 3 ngay trong năm 2017 và dưới đây là những nhận định của họ.

Chú thích ảnh
Triều Tiên thậm chí còn được cho là có cả bom nhiệt hạch

Vì sao năm 2017 lại nguy hiểm?

Chỉ trong vòng hơn nửa năm qua, thế giới chứng kiến nhiều biến động. Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (EU) và tiếp tục đàm phán về Brexit.

Xung đột Syria diễn biến phức tạp vì làn sóng tấn công hóa học nhằm vào dân thường. Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó đã ra lệnh phóng tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Syria.

Sau đó là bước tiến chưa từng có của Triều Tiên trong chương trình chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) để trở thành cường quốc hạt nhân. Triều Tiên cũng đe dọa hủy diệt lãnh thổ Mỹ và các đồng minh như Hàn Quốc, Nhật Bản.

Ở Trung Đông, phiến quân Hồi giáo IS đang đứng trên bờ vực sụp đổ và tổ chức khủng bố này kêu gọi tăng cường tấn công kiểu "sói đơn độc" nhiều hơn nữa.

Vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên là hình ảnh ghép từ vụ thử tên lửa hỏng?

Vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên là hình ảnh ghép từ vụ thử tên lửa hỏng?

Một viện nghiên cứu của Mỹ, đặt trụ sở tại California, tuyên bố đoạn video thử bom nhiệt hạch gần đây nhất mà Triều Tiên công bố đã sử dụng những hình ảnh ghép từ vụ thử tên lửa Sud năm 2014.

Vì sao Syria được coi là điểm nóng xảy ra Thế chiến 3?

Năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin can thiệp mạnh mẽ để bảo vệ chính quyền Syria. Nga cũng dọa đáp trả nếu Mỹ tiếp tục có hành động gây hấn, sau vụ oanh tạc căn cứ không quân Syria và một chiến đấu cơ Su-22 Syria bị bắn hạ.

Sự trỗi dậy của Iran trong khu vực và đặc biệt là vấn đề Syria đã khiến giới chức Mỹ coi đây là mối đe dọa lớn hơn cả chương trình hạt nhân Triều Tiên.

Tiến sĩ Alan Mendoza, giám đốc viện tổ chức tư vấn an ninh Henry Jackson nói:

"Chúng tôi nhận thấy Nga đang tăng cường phô trương sức mạnh ở khắp nơi trên thế giới. Moscow sẽ còn tiếp tục chiến lược này".

"Tạp chí TIME đánh giá ông Trump là người có ảnh hưởng nhất năm 2016 nhưng trên thực tế đó là ông Putin. Ông ấy đã nắm chắc trong tay mọi thứ".

Thanh niên Triều Tiên 'dọa' xóa sổ Mỹ bằng 5 triệu quả bom hạt nhân

Thanh niên Triều Tiên 'dọa' xóa sổ Mỹ bằng 5 triệu quả bom hạt nhân

Trung ương đoàn thanh niên CHDCND Triều Tiên cảnh báo sẽ xóa sổ Mỹ bằng '5 triệu quả bom hạt nhân' nếu Bình Nhưỡng bị đe dọa.

Nhân tố Triều Tiên

Theo lời một quan chức Triều Tiên đào tẩu, chiến lược của nhà lãnh đạo Kim Jong-un là đưa Bình Nhưỡng trở thành cường quốc hạtn nhân. Quan chức đào tẩu Thae Yong-ho nói: "Khi Kim Jong-un còn nắm quyền, Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ hạt nhân".

"Triều Tiên sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân dù có được trao cho 1 nghìn tỷ hay 10 nghìn tỷ USD".

Triều Tiên từng đe dọa chiến tranh hạt nhân với Mỹ và nói nước này sẽ "trừng phạt thẳng tay" bất kỳ một công dân Mỹ nào.

Bước tiến đột phá trong chương trình chế tạo ICBM Triều Tiên là chìa khóa để Bình Nhưỡng đủ sức hủy diệt thành phố New York, vốn cách Triều Tiên khoảng 10.400km và là quê nhà của ông Trump.

Tháng 7.2017, không quân Mỹ đưa các chiến đấu cơ siêu thanh đến tập trận "tấn công Triều Tiên". Chính quyền Tổng thống Donald Trump dường như cũng đang nghiêng về giải pháp quân sự.

John Andrews, chuyên gia về quan hệ quốc tế và là cựu quan chức ngoại giao kỳ cựu nói: "Ông Trump là một thách thức lớn đối với các nhà ngoại giao".

"Chúng ta đang chứng kiến sự xuất hiện của các nhà lãnh đạo cực kỳ khó đoán, điển hình là Kim Jong-un", ông Andrews nói.

Theo Sputnik

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›