- Thưa ông, trò Ngốc là một đứa lười không chịu học bài, chỉ chép lại của bạn ngồi bên cạnh.
Người cha hỏi:
- Làm sao thầy biết được?
Thầy giáo đáp:
- Đây, ông cứ coi bài kiểm tra Việt sử này thì rõ.
Câu hỏi: Ai chiến thắng quân Thanh ngày mồng năm Tết?
Trò Tèo ngồi kế bên trò Ngốc trả lời là: vua Quang Trung, trò Ngốc cũng trả lời y như vậy?
Người cha cãi:
- Nhưng đó là câu trả lời mà các em đã học.
Thầy giáo bình tĩnh nói:
- Mời ông xem câu thứ hai. Câu hỏi: Ai là chồng bà Trưng Trắc? Thì cả hai cùng trả lời là Tô Định.
Người cha lại nói:
- Có thể nó nhớ sai giống nhau.
Thầy giáo nói:
- Nhưng câu thứ ba thì ông nghĩ sao? Câu hỏi: Bình Định Vương lên ngôi ngày nào? Trò Tèo trả lời em không biết. Thế ông biết con ông trả lời sao không? Nó viết vô là: “Tôi cũng thế”.
- !!!
Biết vẽ thế nào?
Để hiểu học trò hơn, cô giáo bảo học sinh vẽ vào một tờ giấy mơ ước mai sau của mình. Khi cô xem, có em vẽ hình máy bay tỏ ý muốn làm phi công, em thì vẽ ống nghe muốn làm bác sĩ… Riêng một em gái để tờ giấy trắng nguyên, cô hỏi:
- Chẳng lẽ lớn lên em không muốn làm gì cả sao?
Em bé băn khoăn đáp:
- Lớn lên em sẽ lấy chồng, nhưng chẳng biết nó hình gì?
Tình yêu học trò
Học trò ngày nay không chỉ yêu sớm, mà còn yêu… rất sớm.
Năm đó mình học lớp 9, mình có thương một cô nàng học lớp 7. Mình chấp nhận ở lại lớp 2 năm để có thể cùng nàng chung bước đến trường… Nhưng có ngờ đâu… sau 2 năm ở lại lớp… nàng vẫn là học sinh lớp 7.
Bực mình hỏi nàng tại sao, nàng trả lời: “Em xin lỗi, em đã thương một anh học lớp 5″.
Phương pháp sư phạm
Một hôm thầy giáo bước vào lớp, quần áo xộc xệch, mặt mũi hằm hằm khiến cả lớp rất lo lắng.
Vừa đi tới cửa, thầy cúi xuống rút chiếc dép phải rồi ném bay vèo xuống góc trái cuối lớp. Cả lớp co rúm người. Thầy rút tiếp chiếc dép trái ra ném xuống góc phải. Học sinh hoảng hồn.
Tiến lại gần bảng, thầy hỏi:
- Thế nào, các cô, các cậu có sợ không?
- Thưa thầy… sợ… sợ lắm ạ! Cả lớp đồng thanh.
- Thế nhưng vẫn chưa sợ bằng đại chiến thế giới lần thứ hai đâu. Các em lấy bút, vở ra học bài mới: “Đại chiến thế giới lần thứ hai”.
Giáo dục nên bắt đầu từ…
Nhà trường tiểu học nọ mời phụ huynh học sinh tới dự. Thầy giáo chủ nhiệm giới thiệu với những người đến dự cuộc họp về kinh nghiệm giáo dục học sinh:
- Giáo dục trẻ em, đầu tiên cần bắt đầu từ đây…
Ông ta chỉ, chỉ vào đầu mình.
Một phụ huynh đứng dậy, nói:
Tôi giáo dục cậu con trai của tôi, ban đầu cũng bắt đầu từ cái đầu của nó, ai ngờ mới một gậy mà đã lăn ra ngất luôn. Thực tiễn chứng minh, vẫn là nên bắt đầu từ mông của con là tốt hơn.