Thanh Nhã cùng đồng đội đi học Đại học, quyết tâm tương lai sẽ trở thành cử nhân thể thao

Thứ Ba, 23/05/2023 16:48 GMT+7

Google News

Tuyển thủ Nguyễn Thị Thanh Nhã, Ngân Thị Vạn Sự, Trần Thị Hải Linh thuộc Đội tuyển Bóng đá nữ Quốc gia vừa hoàn thiện thủ tục đăng ký tuyển sinh vào Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Hết SEA Games, Thanh Nhã cùng đồng đội đi học

Hết SEA Games, Thanh Nhã cùng đồng đội đi học - Ảnh 2.

Kết thúc SEA Games 32 đáng nhớ với siêu phẩm giúp tuyển nữ Việt Nam thắng trận chung kết, đi vào lịch sử đại hội, Thanh Nhã cùng đồng đội hướng tới vòng bảng World Cup 2023 tại New Zealand với các đối thủ là đội Mỹ, Bồ Đào Nha, Hà Lan.

Hết SEA Games, Thanh Nhã cùng đồng đội đi học - Ảnh 3.

Dù bận rộn với lịch trình thi đấu như vậy, nhưng "hot girl" của tuyển nữ Việt Nam cùng các đồng đội không quên nghĩ đến việc bồi bổ kiến thức làm hành trang cho tương lai. Chiều 22/5/2023, Thanh Nhã, Vạn Sự, Hải Linh đã có mặt tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh để hoàn thiện thủ tục đăng ký tuyển sinh năm 2023.

Hết SEA Games, Thanh Nhã cùng đồng đội đi học - Ảnh 4.

Trong năm 2023, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh tuyển sinh 4 ngành đào tạo với tổng chỉ tiêu 600 gồm các ngành: Giáo dục thể chất, huấn luyện thể thao, quản lý TDTT, Y sinh học TDTT. Đối với Ngành GDTC và HLTT của Nhà trường hiện đào tạo 15 chuyên ngành: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng ném, Bóng rổ, Cầu lông, Bóng bàn, Bắn súng, Bơi lội, Cờ (Cờ vua, Cờ Tướng), Điền kinh, Quần vợt, Thể dục( Gym, Yoga, Khiêu vũ Thể thao, Thể dục dụng cụ, Fitness…), Vật - Judo, Võ (Karate, Taekwondo, Pencak Silat, Boxing, Vovinam…), Golf.

Hết SEA Games, Thanh Nhã cùng đồng đội đi học - Ảnh 5.

Hết SEA Games, Thanh Nhã cùng đồng đội đi học - Ảnh 6.

Hết SEA Games, Thanh Nhã cùng đồng đội đi học - Ảnh 7.

Để tạo điều kiện tốt nhất cho các VĐV thể thao hoàn thành chương trình học tập, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh đã không ngừng đổi mới hình thức đào tạo Ngành Huấn luyện thể thao. Chương trình đào tạo được thiết kế linh động theo học chế tín chỉ tích lũy từ 4 tới 8 năm; Đối với môn thể thao chuyên ngành, khi đã có đẳng cấp VĐV, sinh viên sẽ được miễn phần thực hành, chỉ phải học phần lý thuyết và phương pháp; Đối với các môn thể thao không chuyên ngành: Được bố trí học tập vào thời gian thích hợp không ảnh hưởng đến việc tập luyện và thi đấu; Với các nội dung học tập lý thuyết: Nhà trường sẽ áp dụng phương pháp dạy học dựa trên công nghệ thông tin gắn liền với công nghệ giáo dục từ (ở cả các môn thể thao chuyên ngành và không chuyên ngành); Việc thực tập nghiệp vụ: Sinh viên được thực tập nghiệp vụ được ưu tiên sắp xếp theo nguyện vọng cá nhân…

Hết SEA Games, Thanh Nhã cùng đồng đội đi học - Ảnh 8.

Với việc không ngừng đổi mới hình thức đào tạo, nhiều VĐV thể thao thành tích cao Việt Nam sẽ có cơ hội hoàn thành chương trình học đại học đúng chuyên ngành tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh mà không ảnh hưởng tới việc tập luyện và thi đấu- Ảnh UPES1.

Cẩm Oanh

Chia sẻ

Tags

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›