(Thethaovanhoa.vn) - Trong quan niệm văn hóa của người Việt, Tết Thanh minh còn gọi Tiết Thanh minh là dịp để con cháu hướng về thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, cội nguồn.
Tiết khí được sử dụng trong việc làm lịch của các nền văn minh phương Đông cổ đại trong đó có Việt Nam. Lịch tiết khí vừa gắn với tuần trăng, năm và thời tiết. Lịch tiết khí cũng được áp dụng vào nông nghiệp để thuận tiện cho việc canh tác theo thời tiết 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
Tiết Thanh minh là tiết thứ năm trong 24 tiết khí của một năm. Tiết Thanh minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Khi hết tiết Xuân Phân, những cơn mưa bụi, ẩm nồm của trời xuân đã hết. Bầu trời sáng sủa, trở nên quang đãng, trời trong gió mát là lúc sang tiết Thanh minh.
Ngày Thanh minh trong năm nào cũng rơi vào tháng 3 Âm lịch. Nhiều nơi còn gọi là Tết Thanh minh. Tiết Thanh minh năm 2022 bắt đầu vào ngày 5/4 Dương lịch, tức ngày 5/3 Âm lịch.
Trong quan niệm văn hóa của người Việt, vào Tết Thanh minh, con cháu thường đi thăm viếng, tảo mộ và chăm sóc mộ phần của ông bà, tổ tiên để tỏ lòng thành kính. Ngoài ra, nhiều gia đình muốn sửa sang, xây dựng lại mộ phần cho ông bà tổ tiên thường đợi đến ngày Thanh minh mới động thổ.
- Bài cúng Tết Hàn thực: Văn khấn Tết Hàn thực 2022
- Gợi ý mâm lễ cúng Tết Hàn thực 2022 đầy đủ
- Hướng dẫn làm bánh trôi, bánh chay đẹp mắt cho Tết Hàn thực
Tuy Tiết Thanh minh không có ngày Âm lịch cố định nhưng theo quy luật của Âm lịch thì Tiết Thanh minh luôn phải nằm trong tháng 3 Âm lịch.
Tết Hàn thực chỉ có một ngày cố định là ngày 3/3 Âm lịch. Sau này có thêm ngày Thanh minh nằm trong Tết Thanh minh và cũng trùng vào ngày 3/3 Âm lịch nên người ta thường tổ chức Tết Thanh minh và Tết Hàn thực cùng với nhau.
Vào ngày Tết Hàn thực, con cháu thường dâng lên ông bà tổ tiên món bánh trôi, bánh chay. Tết Hàn thực vì vậy còn được gọi là Tết bánh trôi - bánh chay.
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo.
Anh Tuấn (tổng hợp)
Tags