Barca hỗn loạn vì tiền: Nỗi lo trước giờ G

Thứ Năm, 11/08/2022 09:58 GMT+7

Google News

Chiêu mộ 5 tân binh với tổng phí chuyển nhượng là 143 triệu bảng nhưng không thể đăng kí thi đấu cho họ khi mùa giải mới 2 ngày nữa sẽ khai màn. Barca đang khóc dở mếu dở.

De Jong từ chối cả MU lẫn Chelsea, quyết ở lại Barca nhưng không giảm lương

De Jong từ chối cả MU lẫn Chelsea, quyết ở lại Barca nhưng không giảm lương

Sau khi Barca đe dọa hủy hợp đồng hiện tại của De Jong vì khẳng định hợp đồng này có dấu hiệu phạm tội thì De Jong đáp lại bằng cách từ chối đàm phán với cả Chelsea lẫn MU và cũng từ chối giảm lương theo đề nghị của Barca.

Nợ hơn 1 tỷ bảng nhưng vẫn tiêu tiền nhiều hơn bất kỳ đội nào khác ở Châu Âu để mua những cầu thủ tên tuổi như Robert Lewandowski từ Bayern Munich hay Raphinha từ Leeds. Bạn có đọc nhầm không? Không hề. Đó là Barca.

CĐV đã lên mạng xã hội so sánh CLB của họ với một người bạn nói rằng anh ta không thể trả họ 20 bảng còn nợ nhưng họ lại thấy anh ta tiêu xài thả ga trong quán bar vào ngày cuối tuần.

HLV Julian Nagelsmann của Bayern Munich nói “Barca là đội duy nhất không có tiền nhưng vẫn mua mọi cầu thủ họ muốn. Thật điên rồ”.

Chú thích ảnh
Barca hi vọng có thể đăng kí thi đấu cho Lewandowski và Raphinha

Câu hỏi đặt ra là CLB có lịch sử hào hùng ấy lâm vào cảnh suy vong như thế nào? Và vì sao Barca lại chọn thoát khỏi khủng hoảng bằng cách… tiêu tiền, tiêu tiền và tiêu tiền?

Ngược dòng thời gian trở lại thời điểm tháng 8/2021. Hình ảnh sẽ còn ám ảnh các CĐV Barca. Messi, cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử CLB, gạt những giọt nước mắt buồn bã đang lăn dài trên mặt khi anh buộc phải nói lời chia tay với Barca để gia nhập PSG.

Trong hơn 4 năm kể từ sau lần gia hạn hợp đồng cuối cùng với Messi hồi 2017, Barca đã trả cho anh hơn 460 triệu bảng. Lương Messi tăng gấp 3 trong vòng 10 năm và Barca, nổi tiếng với biểu ngữ “còn hơn một CLB”, ngày một trở nên giống với “CLB của Messi” hơn.

Siêu sao Argentina chỉ cần thể hiện sự bất mãn với HLV là sau đó ít ngày HLV ấy sẽ bị sa thải. HLV nào mới đến thì giữa hiệp đấu cũng phải hỏi Messi “Cậu sẽ làm gì, Leo?”.

Cha và cũng là người đại diện cho Messi, biết rõ giá trị của con trai mình và cứ mỗi lần đàm phán hợp đồng mới, ông lại đòi Barca phải tăng lương.

Vị Chủ tịch nào cũng lập tức gật đầu không chút do dự vì họ hiểu nếu họ không đống ý thì cái ghế Chủ tịch họ đang ngồi sẽ không tồn tại được lâu.

Lương Messi cứ thế tăng và tăng và tất nhiên các đồng đội của anh cũng nhìn vào đó để đòi hỏi lãnh đạo Barca phải đáp ứng điều tương tự.

Khi cả tập thể cầu thủ đòi tăng lương không ngừng theo thời gian, Barca đối mặt với gánh nặng tiền lương khổng lồ và cuộc chia tay trong nước mắt của Messi vào tháng 8/2021 chính là “giọt nước tràn li” khi Barca cực chẳng đã phải nhìn siêu sao lớn nhất lịch sử của họ ra đi vì không thể đáp ứng các quy định về tài chính của La Liga.

Thực ra, tình trạng suy thoái của Barca đã bắt đầu trước cả cuộc chia tay buồn bã của Messi. Đúng ra là từ thời điểm họ bán Neymar cho PSG hồi 2017 với giá 198 triệu bảng.

Barca sau đó đã phá tán số tiền ấy bằng cách đầu tư vào những Ousmane Dembele và Philippe Coutinho, cả hai đều là “bom xịt”. Bộ phận mua sắm cầu thủ hoạt không không hiệu quả còn lò đào tạo trẻ cũng trì trệ cho tới mãi thời gian gần đây mới khởi sắc.

Khi Joan Laporta làm Chủ tịch Barca nhiêm kỳ 2, ông phải lựa chọn hoặc là bán thêm số cầu thủ chủ chốt của đội 1 hoặc đầu tư cho đội bóng.

Laporta đã chọn cách thứ 2. Barca kích hoạt các “đòn bẩy tài chính” như khái niệm Laporta từng nhắc đến bằng cách bán bản quyền truyền hình tương lai, bán 1/4 trường quay hình trong nhà và trích từ nguồn thu dự kiến ấy để mua sắm cầu thủ. Họ thực chất đã đem “cầm cố” tương lai của mình để giải quyết vấn đề ở hiện tại.

Ban tổ chức La Liga khẳng định muốn đăng kí thi đấu cho Lewandowski, Raphinha và các tân binh khác, Barca phải huy động được 85 triệu bảng trước trận đấu khai màn Liga mùa giải mới của họ với Rayo Vallecano vào thứ 7 này.

Để có thêm nguồn thu tài chính, Barca đã và đang tìm cách bán hoặc hủy hợp đồng với một số cầu thủ không nằm trong kế hoạch của HLV Xavi như Frenkie de Jong, Memphis Depay, Samuel Umtiti, Martin Breathwaite…

Với những “đòn bẩy tài chính” này, Barca hi vọng được phép đăng kí một số tân binh trước khi chính thức bước vào mùa giải mới. Nhưng như một nhân vật trong nội bộ CLB này mô tả những đòn bẩy tài chính có thể phát huy tác dụng trong hiện tại còn tương lai thì chưa biết ra sao. “Hôm nay chúng tôi có thể ăn ngon nhưng ngày mai chúng tôi lại đói”.

HT

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›