- Người sống lâu, làm nên đại sự ắt có quý tướng: Giữ được 4 điểm này trong sạch, giản đơn chính là phúc khí, trẻ không gìn giữ về già sẽ hối hận
- Bớt nói 5 điều này về bản thân nếu không muốn hối hận khi về già: Nói ra là dại, giữ lại mới khôn
- Khi về già, bạn hối tiếc điều gì nhất trong cuộc đời? 5 nuối tiếc hàng đầu được công bố, điều thứ nhất khiến nhiều người 'ngã ngửa'
Giữa bộn bề lo toan của cuộc sống hãy giữ thật chắc 4 "con át chủ bài" này để thêm tuổi thêm viên mãn.
1. Sức khoẻ ổn định và tinh thần tốt
Thông thường, khi về già, con cái của bạn cũng gần như ở tuổi đôi mươi và chúng có thể bắt đầu tự lo cho cuộc sống riêng. Sau nhiều năm đi làm, bạn có thể tích lũy được khoản tiền để tận hưởng những năm tháng nghỉ hưu.
Song tiền đề của những tháng ngày an nhàn tuổi già lại là một cơ thể khỏe mạnh. Khi tuổi già ập đến, sức khoẻ thường suy giảm, bệnh tật cũng bắt đầu tìm đến. Chẳng hạn xương, chức năng não hay hệ thống miễn dịch sẽ không còn khỏe như khi bạn ở độ tuổi 20 hay 30.
Chính vì vậy, tưởng rằng đây là khoảng thời gian rảnh rỗi để tận hưởng cuộc sống, đôi khi lại chính là những ngày tháng bạn phải chống chọi với những căn bệnh. Vì lý do này nhiều người giảm dần sự hứng thú trong cuộc sống vì đeo trên vai cảm giác là gánh nặng cho con cái.
Vậy nên dù giàu có, địa vị có cao đến đâu, sức khoẻ ổn định và tinh thần tốt luôn là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất để có những ngày tháng tuổi già an nhàn.
2. Một người bạn đời
Chỉ có vợ chồng, người mà ta vẫn gọi là bạn đời mới có thể chung sống bên bạn sớm chiều.. Ảnh: Internet
Cuộc đời này người bên bạn lâu nhất không phải là bố mẹ, con cái, cũng không phải anh em hay bạn bè càng không phải đồng nghiệp hay người yêu, mà là người bạn đời. Đây thực sự là người sẽ chung sống bên bạn suốt đời.
Bạn bè dù có chân thành cũng không thể bên bạn mãi mãi. Bố mẹ dù có tốt cũng không thể luôn ở bên bảo vệ bạn. Con cái có thân thiết cũng không thể sống mãi bên cạnh bạn. Anh em dù có là máu mủ thân thiết cũng không thể ở bên bạn mỗi ngày. Chỉ có vợ chồng, người mà ta vẫn gọi là bạn đời mới có thể chung sống bên bạn sớm chiều.
Chính vì thế, hãy thật trân trọng người bạn đời. Khi còn trẻ vì bạn đối xử tốt và chân thành với nửa kia nên vợ/chồng mới luôn ở bên và hết lòng yêu thương bạn.
Đừng đánh mất người vợ, người chồng vẫn luôn yêu thương bạn nhất. Vì suy cho cùng họ chính là người sẽ ở bên bạn lâu nhất trong cuộc đời này.
Mỗi khi nhìn thấy những cụ ông, cụ bà với mái tóc bạc phơ dìu nhau đi bộ khiến ai cũng ngưỡng mộ. Để có những khoảnh khắc hạnh phúc đó, họ đã cùng nhau trải qua bao sóng gió cuộc đời nhưng vẫn ở bên nhau không rời.
3. Gia đình hoà thuận
Với những năm tháng tuổi già, điều thực sự đem đến cho bạn bạn bình yên là một gia đình hạnh phúc. Và tiền đề của hạnh phúc đó không phải là số lượng của cải. Bởi vì có đôi lúc càng nhiều tiền, càng dễ gặp rắc rối.
Nhiều gia đinh giàu có vốn dĩ có thể sống rất bình yên và thuận hoà. Song vì tranh chấp của cải và tài sản mà dẫn đến rạn nứt tình cảm, anh em vì tư lợi mà đấu đá nhau, cha mẹ vì thế dễ phiền lòng. Vậy nên gốc rễ của một gia đình hạnh phúc đó sự hoà thuận.
Khi người trong gia đình cùng đồng lòng, đoàn kết thì dù cuộc sống có bao nhiêu ''hố sâu'' muốn ghì chúng ta lại thì tất cả những người thân trong nhà sẽ dùng đủ mọi cách để giúp bạn vượt qua.
Gốc rễ của một gia đình hạnh phúc đó sự hoà thuận. Ảnh: Internet.
4. Tiền hưu trí
Tiền không phải là tất cả nhưng không có tiền thì cũng không có tất cả. Do đó một khoản tiền để dành là thứ có thể bảo đảm cho cuộc sống của chúng ta sau này, nhất là khi về già. Bởi không có tiền cuộc sống của bạn rất khó hạnh phúc hay bình yên.
Nhiều người nói nuôi con là để phòng tuổi già nhờ cậy. Song thực tế bạn nên giữ cho mình một khoản tiền riêng vì con cái cũng có gia đình riêng nên khó chu toàn mọi việc.
Do đó để tránh tình trạng khi về già, chúng ta phải đối mặt với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra như con cái đối xử tệ bạc. Ngay từ khi còn trẻ bạn nên có kế hoạch tài chính, cũng như các khoản dự phòng để chủ động tài chính khi đến tuổi xế chiều. Hãy chủ động trong mọi tình huống rủi ro khi bản thân không còn sức lao động.
Tags