- 1 loại quả từ ngàn đời ở Việt Nam: Trung Quốc coi là thuốc quý, người Việt mang đi xuất khẩu giá cao
- Chuyến xe đêm 24h từ Việt Nam đến Lào của khách Tây: "Quyết định đúng đắng và không hề hối hận, chắc chắn tôi sẽ đi lại một lần nữa"
- Người Trung Quốc ngỡ ngàng khi bước vào cửa hàng cà phê Việt Nam ở Thượng Hải: 'Đây là ly cà phê quốc dân rất đáng thử'
Nhà báo Seo Jinyoung coi khoảng thời gian ở Việt Nam là món quà xa xỉ trong cuộc đời.
"Kể từ mùa Thu năm ngoái, tin tức về việc mở cửa du lịch đã trở nên khá phổ biến. Dữ liệu của hệ thống phân tích SNS cũng cho thấy các chuyến đi nước ngoài bắt đầu tăng lên đáng kể. Khi thời tiết càng trở nên lạnh hơn, ý niệm thả lỏng bản thân trong tôi đột nhiên xuất hiện.
Trong khoảng thời gian không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mua chuộc bản thân, tôi cảm thấy khao khát được đánh thức và xoa dịu những giác quan chai lì của mình. Và để một chuyến đi vừa giống đi xa vừa có bầu không khí khác, sau khi xác định từng điều kiện một, tôi lên máy bay tới Việt Nam", phóng viên Seo Jinyoung của tờ Travel times (Hàn Quốc) chia sẻ.
Bầu không khí sôi động
Điểm đến đầu tiên của nhà báo Hàn Quốc chính là Thành phố Hồ Chí Minh.
"Vừa ra khỏi khách sạn, tôi đã thấy một đoàn xe gắn máy dài vô tận chạy qua. Tuy nhiên, thành phố này khác với bản thân nó trước đây. Tiếng còi xe máy dồn dập và tiếng động cơ rần rần như rung chuyển mặt đất rõ ràng đã ít đi", nhà báo Seo Jinyoung ấn tượng với thay đổi đầu tiên của thành phố.
Tiếp theo, nhà báo Hàn Quốc chia sẻ: "Khi bạn đã hít thở bầu không khí của Việt Nam thì cũng đã đến lúc thực sự nâng cao các giác quan của bạn... Cà phê là sự khởi đầu. Là nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới... Sức ảnh hưởng của các thương hiệu Việt như Highland Coffee và Cộng Cà phê đang khiến sự phát triển của Starbucks chậm lại....".
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, cũng thật thú vị khi tìm thấy những quán cà phê giấu mình theo đuổi triết lý cà phê riêng trên khắp thành phố. Sở dĩ du khách nước ngoài gọi là giấu mình vì nhiều quán cà phê ở đây tọa lạc trong các tòa nhà kiểu shophouse.
Shophouse thường bao gồm cửa hàng ở tầng dưới và nhà ở tầng trên. Các quán cà phê hấp dẫn nằm ở tầng 2 và tầng 3. Du khách nước ngoài thường tìm đến địa chỉ quán cà phê và không thể tìm thấy lối đi nhỏ hẹp ở cạnh tầng 1 của tòa nhà.
Nhà báo Hàn Quốc tìm được hai quán cà phê yêu thích của mình ở thành phố Hồ Chí Minh. Đó là Soo Kafe với mục tiêu hướng đến cà phê thủ công bằng cách kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ quy trình “từ trang trại đến ly cà phê”.
Tại Soo Kafe, thực khách có thể thưởng thức nhiều phong cách cà phê khác nhau, từ cà phê trứng đến cà phê espresso, pha phin và syphon.
Đó là Tonkin cottage. Quán có không gian lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian Bắc Bộ.
Món đặc trưng của quán là cafe sữa đá tên Nâu Tonkin. NâuTonkin là sự kết hợp hoàn hảo giữa hạt cafe Robusta tiệm cận đẳng cấp Fine Ro và 3 loại sữa mix tỷ lệ vàng cho ra hương vị đậm đà, tinh tế.
Ngoài ra, theo Seo Jinyoung, khi đang đi dạo trên phố mà bụng đói réo cồn cào, du khách có thể dễ dàng tìm thấy một món ăn quen thuộc bên quán ăn ven đường. Đó là bánh xèo.
Quá yêu thích bánh xèo, nhà báo Hàn Quốc đã theo học lớp làm bánh xèo tại một lớp học nấu ăn địa phương.
"Đứng trước đĩa bánh xèo vừa làm xong tôi hỏi một cách đầy tự hào: “Thầy ơi, thầy dạy cho em ăn bánh xèo như thế nào cho ngon ạ" - "À, thật ra trời mưa một chút cũng hay, ăn bánh xèo vào ngày mưa là ngon nhất". Hóa ra, đây là "công thức" ăn bánh xèo mà có thể nhiều người Việt không để ý.
Nhàn hạ nghỉ dưỡng
Sau Thành phố Hồ Chí Minh, nhà báo Hàn Quốc đặt chân tới Nha Trang và chọn nghỉ dưỡng tại một khu resort ở Cam Ranh.
Mất 40 phút để di chuyển từ resort này vào trung tâm thành phố Nha Trang. Tuy nhiên, Seo Jinyoung cảm thấy không nhất thiết phải đi ra khỏi khu nghỉ dưỡng.
Seo chia sẻ: "Tôi nhàn nhã ăn sáng và lững thững đi dạo giữa những hàng dừa xanh. Tôi ngồi bên hồ bơi đung đưa chân, sau đó đi ra bãi biển, nhìn những con sóng vỗ bờ liên tục. Tôi nghĩ tôi không cần làm bất cứ điều gì. Tôi cần cố gắng nghỉ ngời. Đó rõ ràng là một thứ xa xỉ.
Bất chợt, tôi nghĩ về quá khứ... Nhờ bị kìm nén lâu như vậy mà tôi như được lấy lại cảm giác lần đầu tiên được đi du lịch nước ngoài, mọi thứ thật hồi hộp và vui vẻ".