(TT&VH) - Phát hiện hóa thạch voi ma mút có niên đại 3 - 5 vạn năm ở Việt Nam! Đó là thông tin được một số tờ báo đưa ra cuối tuần qua, có trích dẫn phát biểu của PGS TS Nguyễn Lân Cường (Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam). Thông tin này làm sửng sốt giới nghiên cứu vì dấu vết loài voi khổng lồ, cổ đại này thường chỉ gặp ở những vùng băng tuyết. Trao đổi với TT&VH, PGS TS Nguyễn Lân Cường cũng “tá hỏa”:
* Hóa thạch voi và động vật cổ không chỉ có ở Lào Cai mà đã từng phát hiện ở một số hang động như ở Lạng Sơn, Nghệ An... với cả chục di chỉ khảo cổ. Liệu có thể hy vọng một ngày nào đó có... voi ma mút?
* Trong một hang động mà có hóa thạch của những 3 loài voi (voi răng kiếm, voi Ấn Độ và voi cổ), ông có thể lý giải tại sao?
- Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu. Hang Mã Tuyển ở ngay thị xã Mường Khương, trước đây, nó bị đất lấp kín. Chúng tôi mới “bới” sơ sơ ra mà đã phát hiện hàng trăm hóa thạch rồi. Có thể phỏng đoán các khả năng như sau: Một là, các con vật sống ở trong hang và chết (rồi để loại hóa thạch xương cốt); Hai là, có thể các con vật từ trên núi, bị lọt xuống khe rãnh, rồi bị trôi vùi vào lòng hang; Và khả năng thứ ba là rõ ràng nhất, có thể là do xác chúng bị nước dâng lên rồi đẩy vào trong hang. Vào thời xa xưa, những trận “đại hồng thủy” như thế có thể đã xảy ra.
* Nhưng liệu điều đó có thể hé mở được điều gì về sự phân bố, quần cư các loài voi ở Việt Nam không, thưa ông?