- Ngôi sao 9X đẹp hút hồn, là ‘cây ghi điểm’ chủ lực kiêm chuyên gia phòng ngự hàng đầu của bóng chuyền nữ Việt Nam
- Hot girl bóng chuyền 10X Kiều Trinh sắp xuất ngoại, chơi cho CLB hàng đầu
- Thanh Thúy, Kiều Trinh tài năng xuất sắc nhưng câu chuyện 'tiền' là lý do hơn 20 năm nay bóng chuyền Việt Nam vẫn thua Thái Lan
Cô ấy tài năng và quyến rũ, có ý chí vươn lên mạnh mẽ, có nghị lực vượt khó phi thường, một trong những niềm hi vọng lớn của bóng chuyền nữ Việt Nam,
Nguyệt Anh tài năng, quyến rũ, giàu ý chí và tràn đầy nghị lực
Nói đến Phạm Thị Nguyệt Anh (sinh năm 1998), người ta nghĩ ngay đến hình ảnh một "chuyên gia phát bóng" của tuyển nữ Việt Nam.
Những quả phát bóng của Nguyệt Anh có độ liệng, độ xoáy cao, khiến đối thủ rất khó bắt bước 1 tốt. Đây là vũ khí quan trọng và cũng là sở trường của cô gái Quảng Bình.
Khả năng phát bóng khó biến Nguyệt Anh thành quân bài chiến thuật quan trọng của HLV Tuấn Kiệt ở tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam.
Khi chúng ta gặp khó khăn, bất lợi về điểm số, cần chắt chiu từng đường bóng tấn công và giảm thiểu nguy cơ bị đối phương phản đòn, HLV Tuấn Kiệt thường sử dụng Nguyệt Anh để tận dụng khả năng phát bóng rất khó chịu của nữ chủ công 9X này.
Ngoài ưu điểm phát bóng lợi hại, Nguyệt Anh còn có bước đà tốt và chơi chắc chắn, ổn định. Tuy chỉ cao 1m74 nhưng Nguyệt Anh có tầm bật nhảy đập bóng lên tới 2m93 và tầm bật chắn 2m85, những chỉ số chuyên môn khá ổn so với chiều cao hạn chế của cô.
2 tháng qua là quãng thời gian cực đáng nhớ trong sự nghiệp của Nguyệt Anh khi cô cùng tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam vô địch giải đấu các CLB Châu Á, giành HCB SEA Games 32 và mới rồi, vô địch AVC Challenge Cup 2023.
Những thành tích vô cùng tuyệt vời nhưng không nhiều người biết Nguyệt Anh đã phải nỗ lực vượt khó thế nào để trở lại ấn tượng như hôm nay.
Chuyện xảy ra từ mùa Hè 2018 nhưng đến cho đến tận bây giờ, Nguyệt Anh vẫn không thể quên tai nạn kinh hoàng năm ấy khi mảnh vỡ của chiếc bình thủy tinh cắt đứt 3 gân ngón tay và cả động mạnh chủ ở bàn tay phải của cô.
Đó là chấn thương cực nghiêm trọng đối với một VĐV bóng chuyền vì nó có thể khiến họ mãi mãi không thể cử động bàn tay và các ngón tay được như người bình thường để tiếp tục thi đấu và chứng kiến sự nghiệp bị tiêu tan.
Càng đáng sợ hơn nữa khi chấn thương ấy xảy đến với Nguyệt Anh khi cô mới 20 tuổi, cái tuổi mà bất cứ cô gái nào cũng có thể dễ dàng bị hạ gục bởi những tổn thương khủng khiếp về tâm lí mà họ phải chịu đựng.
Trước khi dính chấn thương khủng khiếp, Nguyệt Anh đã có những khởi đầu rực rỡ, đầy ấn tượng dù cô đến với bóng chuyền khá muộn, ở tuổi 15.
Tại Giải Vô địch U19 châu Á 2016, Nguyệt Anh là nhân tố quan trọng giúp đội nữ U19 Việt Nam giành chiến thắng lịch sử trước U19 Hàn Quốc trên hành trình giành hạng 4 chung cuộc tại giải đấu này. Đó là thành tích đáng tự hào của bóng chuyền nữ trẻ Việt Nam.
Đến năm 2017, Nguyệt Anh lại cùng đội U23 Việt Nam giành hạng 3 tại Giải Vô địch U23 châu Á tổ chức ở Thái Lan. Đó là lần đầu tiên bóng chuyền Việt Nam có huy chương ở các giải đấu cấp Châu lục.
Khi sự nghiệp đang phơi phới và cánh cửa tương lai đang rộng mở trước mắt cô chủ công quê Quảng Bình thì chấn thương ập đến. Đó là những tháng ngày "ác mộng" thực sự đối với Nguyệt Anh.
Cô sau đó phải ngồi nhà dưỡng thương, làm khán giả bất đắc dĩ ở VTV Cup 2018. Không dừng ở đó, cô còn bị gạch tên khỏi ĐTQG khi ấy đang chuẩn bị tranh tài tại Asian Games, bỏ lỡ luôn giải Vô địch châu Á cùng năm, và dĩ nhiên, phải đối diện với những tháng ngày không thể tập luyện và thi đấu dài như vô tận.
Đối mặt với biến cố lớn ngay khi sự nghiệp bóng chuyền mới chớm nở, nhưng Nguyệt Anh đã không gục ngã. Trái lại, bằng nỗ lực vượt khó phi thường, ý chí mạnh mẽ và cả sự kiên trì của bản thân cùng với sự động viên, khích lệ thường xuyên từ các thầy và đồng đội, cô đã tìm được cơ hội để trở lại chính mình.
Hàng tháng trời rong ruổi cùng CLB Bộ Tư Lệnh Thông Tin, vừa hồi phục chấn thương vừa tập luyện, kể cả xin chuyển vị trí từ đối chuyền xuống libero để tìm kiếm cảm giác bóng, Nguyệt Anh cuối cùng đã chiến thắng nghịch cảnh.
Cô nhanh chóng tái xuất, hòa nhập ấn tượng với lối chơi của toàn đội Bộ Tư Lệnh Thông Tin (BTLTT) ở những giải đấu lớn. 3 năm liên tiếp 2020, 2021, 2022, Nguyệt Anh tỏa sáng, góp công không nhỏ giúp BTLTT vô địch bóng chuyền nữ Việt Nam.
Cô gây ấn tượng mạnh với khả năng công thủ toàn diện, với các tình huống dứt điểm uy lực, bám chắn tốt. Đặc biệt, những pha tấn công từ sau vạch 3m rất hiệu quả giúp Nguyệt Anh nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn và người hâm mộ.
Sau cơn mưa, trời lại sáng. Sau tai nạn kinh hoàng là cuộc tái xuất đầy ngoạn mục để giờ đây tiếp tục bước đi trên con đường sự nghiệp rộng thênh thang và đầy hứa hẹn phía trước.
Không phải VĐV nào cũng làm được như Nguyệt Anh. Nữ chủ công 9X xinh đẹp, dịu dàng mà vô cùng mạnh mẽ, với ý chí "thép" và nghị lực vượt khó phi thường.
Tags