Nhìn bữa ăn, thấu nhân phẩm: Người bạn thấy hoá đơn thanh toán liền lờ đi, nhất định không đáng tin

Thứ Năm, 29/12/2022 17:57 GMT+7

Google News

Hành động gọi món, ăn cơm, tính tiền,… tất cả đều lộ rõ tính tình và trình độ giáo dục của một người.

Có một câu ngạn ngữ cổ ở Trung Quốc là: "Đứng có tướng đứng, ngồi có tướng ngồi, ăn có tướng ăn. Đi có tướng đi."

Rất nhiều lúc, cách bạn ăn uống từ bữa hẹn đầu tiên, là thứ để gây ấn tượng với người mà bạn lần đầu gặp gỡ.

Hành động gọi món, ăn cơm, tính tiền,… tất cả đều lộ rõ tính tình và trình độ giáo dục của một người.

Thế nên mới có người bảo là: "Nếu muốn nhìn rõ một người, cách trực tiếp nhất là dùng bữa cùng họ."

Muốn đánh giá "chuẩn" một người, thông qua một bữa cơm là đủ... - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

(01)

Trong "Ký ức thanh xuân" có viết: "Sự giáo dục không phải là một thứ âm thanh dễ dàng mua được từ những nơi khác và gắn vào cơ thể, mà là thứ tình cảm rực rỡ thấm nhuần từ bên trong cuộc sống của chính bạn."

Thông qua một bữa ăn, bạn cũng có thể đánh giá được tính khí của một người là như thế nào!

Ví dụ: Người đó có để ý đến khẩu vị của người khác không, hay chỉ chọn món mình thích. Có quan tâm đến khả năng tài chính của đối phương hay không, thích ăn đồ nhanh hay thức ăn dinh dưỡng…

Mọi chi tiết nhỏ này đều có thể kiểm tra EQ của một người.

Mặc dù việc đặt món ăn chỉ diễn ra trong vài phút, nhưng nó có thể phản ánh đầy đủ các kỹ năng xã hội của một người. Xem họ có phải là người biết chú ý cảm xúc của người khác, có đáng tin cậy trong công việc hay không.

Mỗi món ăn mà bạn gọi, người khác sẽ thông qua nó để đánh giá đẳng cấp sống của bạn.

Nói một cách đơn giản, gọi đồ ăn là một bài kiểm tra kép về kiến thức dinh dưỡng và trí tuệ cảm xúc.

Người có EQ thấp chỉ quan tâm đến sở thích của bản thân khi gọi đồ ăn, không biết quan tâm đến cảm xúc của người khác.

Còn người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ luôn cân nhắc đến người khác khi gọi món, món ăn được sắp xếp hợp lý khiến mọi người ăn vui vẻ, yên tâm.

Muốn đánh giá "chuẩn" một người, thông qua một bữa cơm là đủ... - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

(02)

"Không nên ăn quá no, không nên ham muốn quá nhiều."

Chắc hẳn không ít lần bạn đã gặp những tình huống thế này:

Một người nào đó, ngồi cùng bàn tiệc, và mỗi lần ăn món nào cũng đều lựa chọn, khiến người xung quanh rất khó chịu.

Hoặc giả đi ăn đám cưới, người khác chưa ăn xong, đã bỏ bao đem về,…

Những người có thói quen xấu này, chỉ cần mời họ sau một bữa ăn, chắc chắn sẽ còn rất ít người về sau dám mời lại.

Cách ăn uống, hành vi cư xử, sự tương tác qua lại là thứ nói lên nhân phẩm một người! Thế nên mong bạn hãy chú ý kĩ điều này.

Bạn xem, có những người, dù họ chỉ làm những động tác đơn giản như đi lại, vén tóc, ăn cơm. Nhưng thông qua đó chúng ta vẫn có thể thấy rất rõ khí chất của họ.

Chúng ta có thể sống "tự nhiên" theo bản tính, không cần giả trang "thục nữ", nhưng chúng ta cũng phải "biết điều" và cư xử sao cho hợp với tình huống.

Muốn đánh giá "chuẩn" một người, thông qua một bữa cơm là đủ... - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

(03)

Trước đây, có một đồng nghiệp, phong cách ăn mặc rất sang trọng, nói chuyện lại có duyên.

Nhưng sau vài lần ăn chung, tôi không còn dám đi cùng cô ấy thường xuyên nữa. Cứ mỗi lần thanh toán hóa đơn, cô ấy lại lấy cớ có điện thoại và đi ra ngoài nghe máy, sau đó ra hiệu với người phục vụ đến tìm tôi thanh toán hóa đơn.

Lúc mới đầu, tôi còn nghĩ chỉ là sự trùng hợp. Sau này ngẫm lại, làm gì có nhiều sự trùng hợp như vậy chứ.

Về sau, cô ấy có rủ, tôi cũng lịch sự từ chối và không đi nữa.

Một người có thói quen thích chiếm tiện nghi, lợi dụng người khác. Một, hai lần đầu người ta còn tha thứ, lâu dần chỉ có thể khơi dậy sự chán ghét từ mọi người.

Như Bacon đã từng nói:

"Muốn đánh giá một người, không nên dựa vào địa vị giàu nghèo, mà phải xem nhân phẩm họ thế nào."

"Bạn nhậu" chỉ có thể gặp trên bàn rượu, gặp khó khăn liền tan rã.

Những người mà ngay cả hóa đơn cũng không muốn trả. Chúng ta nhất định phải xem lại tình bạn giữa mình và họ.

Đi ăn là cách nhanh nhất để đánh giá một người. Nếu đối phương không biết tôn trọng, vậy bạn cũng không cần cưỡng cầu.

Cẩm Thi

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›