- Ca sĩ, doanh nhân Hà Anh Tuấn: Ông hoàng “hút vé” của showbiz Việt, người đứng sau công ty làm nhạc cho giải thưởng VinFuture, được "đại gia" Masterise, Trung Nguyên tín nhiệm
- VinFuture 2022 vinh danh 4 công trình khoa học "Hồi sinh và tái thiết" thế giới
- Chủ nhân giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture 2022: 5 "huyền thoại" tạo ra Công nghệ mạng toàn cầu - phát minh làm thay đổi vĩnh viễn cả thế giới
Trong buổi gặp mặt sau khi đạt giải thưởng VinFuture, các nhà khoa học nổi tiếng đã có những chia sẻ về tương lai của Internet.
Mới đây, giải thưởng khoa học công nghệ lớn nhất thành tinh - VinFuture 2022 đã được tổ chức thành công và tìm ra chủ nhân của giải thưởng chính trị giá 3 triệu USD. Đó là 5 nhà khoa học lỗi lạc với các phát minh đột phá trong việc kết nối công nghệ mạng toàn cầu, bao gồm Giáo sư Sir. Timothy John Berners-Lee (Anh), Tiến sĩ Vinton Gray Cerf (Mỹ), Tiến sĩ Emmanuel Desurvire (Pháp), Tiến sĩ Robert Elliot Kahn (Mỹ) và Giáo sư Sir. David Neil Payne (Anh).
Trong sáng 21/12, 3/5 nhà khoa học đạt giải VinFuture là Giáo sư Sir. David Neil Payne, Tiến sĩ Emmanuel Desurvire và Tiến sĩ Vinton Gray Cerf cũng đã có cuộc giao lưu với mọi người. Bên cạnh những câu chuyện mang tính học thuật, những chia sẻ thú vị bên lề của các nhà khoa học khiến nhiều người phải suy ngẫm.
"Muốn làm gì lớn, hãy kêu gọi hỗ trợ từ những người thông minh hơn"
Mở đầu buổi trò chuyện, 3 nhà khoa học đạt giải VinFuture được chọn những món đồ quen thuộc gắn liền với tuổi thơ. Giáo sư Sir. David Neil Payne chọn mũ màu trắng, Tiến sĩ Vinton Gray Cerf lấy một cây đàn cello trong khi Tiến sĩ Emmanuel Desurvire dùng một chiếc máy bay để nói về thời thơ ấu của mình.
Lý giải về lựa chọn món đồ của bản thân, Giáo sư Sir. David Neil Payne bồi hồi nhớ lại năm 18 tuổi, một mình ông đặt chân đến Anh để làm thêm. Dù không có gia đình ở cạnh bên, song giáo sư nhận được rất nhiều sự giúp đỡ chân thành từ những người trong công ty nơi ông làm việc. Và chiếc mũ trắng chính là món đồ gợi nhắc cho tình cảm đồng nghiệp năm nào.
Giáo sư Sir. David Neil Payne tâm sự: "Tôi sinh ra và lớn lên ở Trung Phi. Năm 18 tuổi, tôi có cơ hội đến nước Anh. Khi đó tôi còn rất trẻ và không có gia đình cạnh bên. Tôi được nghỉ hè nên lựa chọn đi làm. Rồi tôi đến một công ty điện lực. Ở đó có rất nhiều người, 8-9 người đều đội mũ màu nâu. Chỉ riêng tôi, họ đưa cho tôi chiếc mũ màu trắng. Họ nói tôi hãy khiêm tốn. Và khi tôi đội mũ trắng, họ sẽ biết tôi là ai, sẽ ghi nhớ và sẵn sàng hỗ trợ tôi".
Tiếp lời Giáo sư Sir. David Neil Payne, Tiến sĩ Emmanuel Desurvire chọn chiếc máy bay vì nó gợi nhớ cho ông đến quãng thời gian lái máy bay khi còn trẻ. Theo giáo sư, việc làm khoa học và lái máy bay có nhiều điểm tương đồng.
"Khi chúng ta lái máy bay và học hỏi kiến thức mới, đều cần phải thử nghiệm nhiều lần đề tìm hiểu về nguyên tắc phía sau, nó có thể thông minh như thế nào. Máy bay thiết kế tưởng đơn giản, nhưng đằng sau lại chứa đựng nhiều thứ phức tạp vô cùng.
Nhiều người nói đùa không có gì nặng hơn một chiếc máy bay đang bay trong không khí. Nếu ta có thể tạo ra cái gì nhẹ hơn không khí thì là sai về nguyên tắc vật lý. Đó cũng là 'định kiến trong khoa học'. Trong nghiên cứu khoa học, ta phải duy trì đồng thời 2 nguyên tắc: Ước mơ thay đổi, nhưng vẫn phải xác định những thứ nghĩ là không thể xảy ra", Tiến sĩ chia sẻ.
Còn với Tiến sĩ Vinton Gray Cerf - chủ tịch Hiệp hội máy tính quốc tế (ACM), cây đàn cello là nhạc cụ đã đi cùng ông theo nhiều dấu mốc quan trọng của cuộc sống: "Cây đàn cello là đồ vật tuyệt vời khi tôi còn là một cậu bé. Bố mẹ dạy tôi chơi đàn cello. Năm 1958, khi tôi học Thạc sĩ ở ĐH California, cũng là lần đầu tiên tôi tiếp cận máy tính, tôi đã nghĩ bản thân nên học máy tính hay học tiếp về cello đây? Sau đó, tôi đã chọn cả hai. Tới năm 1979, tôi lại quay lại với nhạc cụ này".
Trong khi đó, khi được mời lựa chọn 3 từ mình thích nhất, các giáo sư đã chọn "tầm nhìn", "tập trung" và "rủi ro". Dù mỗi người có câu trả lời khác nhau song tựu chung lại, họ đều gửi gắm những quan điểm về nguyên nhân dẫn đến thành công khi nghiên cứu khoa học.
Tiến sĩ Emmanuel Desurvire lý giải: "Tôi chọn từ 'tầm nhìn'. Từ này cũng không "bí hiểm" hay trừu tượng đâu. Nói đơn giản, bạn cần hỏi bản thân 'Ở ngoài kia, điều gì có thể không khả thi ở thời điểm hiện tại, nhưng cần thời gian để biến thành hiện thực?". Nếu ta thấy điều đó có thể đạt được thì dù mất bao nhiêu thời gian, việc đó cũng có thể thành hiện thực. Hãy kiên nhẫn. Khoa học cho ta thấy rồi điều đó cũng thành hiện thực thôi".
Giáo sư Sir. David Neil Payne lựa chọn hai từ "tập trung" với lời giải thích: "Tôi chọn từ này vì 2 lý do. Thứ nhất, sợi quang có thể mang lại sóng rung với cường độ cao nhất ta từng biết. Thứ hai, cường độ rất quan trọng, là sự tập trung. Ta muốn chiến thắng cái gì, ta cần sự tập trung".
Với lựa chọn "rủi ro", Tiến sĩ Vinton Gray Cerf nêu quan điểm: "Khi còn trẻ, ta có nhiều cơ hội. Nếu muốn làm gì lớn, hãy kêu gọi sự hỗ trợ từ những người thông minh hơn".
"Trong 10 - 15 năm, con người sẽ lệ thuộc, độc lập hay không quan tâm đến Internet nữa?"
Đó là một trong những câu hỏi thú vị được đặt ra với 3 nhà khoa học của chúng ta. Câu hỏi xoay quanh tầm ảnh hưởng của Internet đến tương lai của con người. Thực tế, Intenet cũng gắn chặt với công nghệ mạng toàn cầu - phát minh vĩ đại của nhà 5 khoa học đạt giải VinFuture 2022 đã thay đổi toàn diện phương thức giao tiếp, làm việc của con người, và đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế - xã hội hiện đại.
Cụ thể hơn, khi được hỏi: "Các giáo sư có tự hào về hành trình Internet đã thay đổi thế giới? Trong 10 - 15 năm tới, Internet sẽ thay đổi như thế nào? Ta sẽ lệ thuộc, độc lập hay không quan tâm đến Internet nữa?", Tiến sĩ Vinton Gray Cerf đã đại diện trả lời câu hỏi. Thú vị hơn, Tiến sĩ Vinton Gray Cerf chính là người được coi như "cha đẻ của Internet", đồng thời là phó chủ tịch kiêm trưởng nhóm truyền bá Internet của Google.
Ông nhận định: "Internet vẫn sẽ phát triển và là công cụ hữu ích, nhưng có thể thay đổi hình thái một chút. Một số người có hành vi cư xử không tốt trên Internet. Nên hiện tại, vấn đề là làm sao phát hiện đối tượng xấu, đảm bảo họ chịu trách nhiệm cho hành vi đó. Đó là trách nhiệm của các viện, tổ chức và quốc gia khi ta mong môi trường Internet được đảm bảo trong sạch, hữu ích.
Tiếp theo là tính tự chủ, với tư cách cá nhân và tổ chức quốc gia có thể tự bảo vệ cho người dân. Ta cần các nhà khoa học đa ngành để biết con người tương tác trên Internet như thế nào. Khi biết câu trả lời, ta sẽ đảm bảo môi trường đó an toàn, hữu ích hơn cho chính ta. Chính các bạn cần thực hiện các nghiên cứu đó, để có những tiến bộ trong tương lai".
Tags