Nhiều người nghĩ rằng người giàu sẽ tiêu tiền thoải mái và sẵn sàng vung tay mua bất kỳ món hàng nào. Tuy nhiên, sự thực họ lại là người chi tiêu khắc khe và có tính toán hợp lý với từng món hàng hơn những người nghèo.
Điều khác biệt lớn nhất của người giàu và người nghèo là họ biết cách để tiền đẻ ra tiền. Tuy nhiên không phải tất cả tiền đều được đem đi đầu tư. Người giàu tiết kiệm hơn bất cứ ai và dưới đây là 6 quy tắc then chốt họ duy trì mỗi ngày.
1. Quy tắc 24 giờ
Các triệu phú thường sử dụng quy tắc 24 giờ nếu muốn mua một món hàng đắt tiền nào đó. Họ thường cho phép bản thân suy nghĩ một ngày trước khi thực sự đưa ra quyết định. Nếu cảm thấy không cần thiết, họ sẽ bỏ qua món hàng đó dù trước đó có mê mẩn đến đâu.
Bill Gates là một trong những tỷ phú giàu có bậc nhất trên thế giới trong suốt thập kỷ vừa qua. Nhắc đến Bill Gates, chúng ta thường nghĩ ngay đến một ông chủ của đế chế Microsoft. Tính đến thời điểm năm 2020, ước tính số tài sản khổng lồ của ông lên đến con số gần 112 tỷ đô la Mỹ. Với số tài sản lên đến trăm tỷ đô la, ông dễ dàng hưởng thụ cuộc sống xa hoa muốn gì được nấy. Thế nhưng, một điều đáng ngạc nhiên là ông dành gần như toàn bộ tài sản của mình vào các quỹ từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn.
Mặc dù là một người đứng ở đỉnh cao của sự giàu có, nhưng ông có tích cách đặc biệt tiết kiệm, chủ trương mua sắm hợp lý và suy nghĩ kỹ càng trước khi mua. Nói về tỷ phú Bill Gates, người ta thường nhớ đến một tỷ phú tiết kiệm dù trong tay sở hữu hàng trăm tỷ đô la nhưng vẫn tin dùng và thường đeo chiếc đồng hồ Casio chỉ có mức giá 1,6 triệu đồng.
Trong khi đó, đa số người nghèo lại có thói quen mua sắm dựa trên ý thích bốc đồng. Để giải quyết tình trạng này, nhiều triệu phú khuyên hãy đợi thêm một ngày, nếu bạn vẫn còn hăm hở muốn mua món hàng đó thì hãy chi tiền, nếu không đừng phung phí tiền bạc.
2. Tránh vay mượn
Đa phần người ta đều nghĩ vay nợ là điều không thể tránh khỏi, và là 1 phần trong cuộc sống bình thường. Người ta thường phân chia các món nợ ra thành 'nợ tốt' và 'nợ xấu'. Và họ nói liên tu bất tận về những món nợ, như những điều huyền bí của toán học vậy.
Về cơ bản, nợ không phải là điều gì đó quá phức tạp. Nhưng hãy nhớ rằng việc bạn trả tiền cho người khác bằng cách mượn tiền tạm thời của họ chỉ là cách khiến bạn nhanh nghèo hơn đi mà thôi. Và việc bạn cho người khác vay lãi chính là cách để bạn ngày một giàu lên.
Do vậy, hãy chỉ vay tiền và trả lãi (bởi điều đó khiến bạn nghèo đi) trong hai tình huống không thể tránh được như sau: Khi bạn buộc phải vay tiền để tồn tại; Khi mà khoản vay giúp bạn sinh lời nhiều hơn số lãi mà bạn phải trả. Đừng bao giờ vay tiền khi khoản tiền mà bạn đi vay giúp bạn sinh sôi nảy nở ra nhiều tiền hơn nhé.
3. Sử dụng tiền mặt
Thời buổi hiện đại, sự xuất hiện của các loại thẻ thanh toán, app thanh toán khiến việc mua sắm trở nên dễ dàng hơn, nhưng đó lại là nguyên nguyên khiến bạn dễ "vung tiền quá trán".
Việc tiêu tiền mặt khiến bạn dễ kiểm soát và quản lý chi tiêu tốt hơn.
4. Đặt ra giới hạn chi tiêu
Điều này nghe có vẻ sáo rỗng nhưng nó lại giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền. Bạn cần cân nhắc giữa thu nhập mình kiếm được để đặt ra giới hạn chi tiêu cho bản thân.
Theo các chuyên gia tài chính, bạn cần xác định rõ vị trí xã hội của bản thân cũng như mức chi tiêu phù hợp với vị trí thay vì “vung tay quá trán” và rơi vào tình trạng “rỗng túi”, phải đi vay mượn. Chẳng hạn, nếu bạn là một nhân viên văn phòng với thu nhập khoảng 10 triệu/tháng, bạn không nên mua những món đồ đắt tiền, ăn chơi ở những hàng quán sang trọng như một trưởng bộ phận có mức lương 30-40 triệu/tháng. Một điều nữa mà mọi người cần nhớ khi tiết kiệm đó chính là đừng nhầm lẫn về thứ tự của việc tiết kiệm và chi tiêu. Nguyên tắc đúng chính là "tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm" chứ không phải "tiết kiệm những khoản còn lại sau khi tiêu".
Đối với những người yêu thích mua sắm, việc quản lý “cảm hứng” sắm sửa đồ đạc theo nguyên tắc “30 ngày yêu” sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi tiêu. Theo như nguyên tắc này, khi bạn yêu thích một món đồ gì đó, hãy khoan sở hữu nó một cách vội vàng và chờ đợi xem sau 30 ngày nữa liệu bạn có còn thích món hàng này hay không. Thêm vào đó, việc chờ đợi 30 ngày biết đâu sẽ khiến bạn tìm được những chỗ bán món hàng này với mức giá “hời” hơn hay săn được một chương trình khuyến mãi nào đó bất ngờ.
Có một phương pháp được giới tài chính đánh giá cao trong việc quản lý chi tiêu, gọi là: 50 - 30 - 20. Bạn dành 50% ngân sách cho những điều tối quan trọng (tiền nhà, ăn uống, học hành...), 30% cho các nhu cầu cá nhân (mua sắm), và 20% để tiết kiệm. Hãy thử áp dụng, bạn sẽ nhận về kết quả bất ngờ.
5. Sửa chữa trước khi vứt bỏ đồ đạc
Người giàu thường có thói quen tìm hiểu và sửa chữa các vật dụng trong nhà trước khi quyết định thay mới chúng. Điều này giúp họ tiết kiệm được những chi phí phát sinh trong cuộc sống và đồn hết tiền có được để đầu tư phát triển bản thân và làm giàu.
6. Tiết kiệm từ những đồng tiền lẻ
Thực tế rất nhiều người có thói quen chỉ tiết kiệm những đồng tiền có mệnh giá lớn mà không chú ý đến việc bảo quản và tích cóp tiền lẻ. Nhưng “tích tiểu thành đại”, giá trị của những đồng tiền lẻ vẫn có khả năng tạo ra số tiền lớn hơn nếu bạn nghiêm túc tích lũy và lựa chọn đúng cách để tiết kiệm.
Đặc biệt, nếu biết cách tiết kiệm từ tiền lẻ bạn sẽ có khoản tiền lớn sau 1 tháng, 1 năm hoặc thậm chí lâu hơn. Số tiền tích lũy này thậm chí đủ để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống như mua sắm quần áo, đồ dùng học tập… hay lớn hơn nữa là mua vàng cũng hoàn toàn có thể thực hiện được.
Ngọc Tú
Theo Bright Side, Vision Times
Tags