- Hiệu trưởng Đại học top đầu thế giới: Muốn rút ngắn đường đến thành công phải rèn 8 kỹ năng này trước tuổi 18, còn quan trọng hơn đỗ vào trường danh tiếng
- Công việc ‘trong mơ’ của cô gái trẻ: Sáng không phải chấm công, gặp sếp 3 năm/lần, nhận lương đầy đủ
- Người mẹ nhóm máu nào đẻ con thông minh, tài trí hơn người? Nghiên cứu ĐH Stanford công bố kết quả khiến nhiều người ngã ngửa
- Làm thêm những điều này sau tuổi 50, bạn sẽ thấy hạnh phúc, thanh thản: Điều đầu tiên nhiều người vì hy sinh mà bỏ qua, sau hối hận đã muộn
Đây là những thói quen xấu khiến cuộc sống về sau của bạn rơi vào bế tắc.
Tại sao có một số người có cuộc sống tốt đẹp, may mắn. Trong khi nhiều người khác lại sống khốn khổ, không có phước lành. Có người nói số phận an bài, mọi chuyện đều do ông trời sắp đặt. Nhưng thực tế có một câu nói như sau: "Mọi thứ xảy ra đều có lý do".
Nếu một người có 2 thói quen sau thường có cuộc đời bất hạnh, tuổi già đa số sẽ khổ. Nếu thấy bản thân đang mắc phải thì bạn cần điều chỉnh lại để có một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc.
1. Khi trẻ không biết quý trọng thân thể, về già sớm hao mòn sức khoẻ
Thế nào là có phước và thế nào là không có phước? Tiêu chuẩn của mỗi người là khác nhau, có người cho rằng phước đức là giàu có, ăn sung mặc sướng, địa vị xã hội cao, thu nhập hậu hĩnh.
Nhưng bạn sẽ không hiểu cho đến khi bạn già đi. Lúc này, phước lành chính là sở hữu một cơ thể khoẻ mạnh. Đó cũng là nền tảng của hạnh phúc. Nếu không có sức khoẻ, mọi kỳ vọng trong cuộc sống sẽ trở về con số không.
Thật đáng tiếc khi một số người không biết trân trọng cơ thể của mình khi còn trẻ. Họ cho rằng mình còn trẻ khoẻ và có thể làm bất cứ điều gì mình muốn. Vì thế, họ thường xuyên thức khuya, làm nhiều công việc mệt nhọc trong thời gian dài, tuỳ ý bỏ bữa, thức khuya chơi game,…
Hoặc có thể họ có thói quen ăn uống thiếu lành mạnh. Chẳng hạn như: Nghiện rượu bia, nghiện thuóc lá, ăn những thực phẩm không tốt cho sức khoẻ,…
Nếu bạn không chăm sóc tốt cho cơ thể của mình khi còn trẻ thì khi bạn bước vào tuổi trug niên, tất cả những vấn đề trong cơ thể sẽ bộc phát ra bên ngoài. Điều này tất nhiên có liên quan đến sự thoái hoá của các chức năng cơ thể.
Khi một người già bị bệnh tật sẽ khiến gia đình tổn hại tài chính. Có thể số tiền bạn đã làm việc rất chăm chỉ kiếm được không đủ để đi khám bác sĩ. Đó là chưa kể đến chuyện bị con cái thờ ơ, bỏ mặc, không chăm sóc. Hơn nữa, con cháu dù có hiếu thảo đến đâu nhưng khi phải chăm sóc người già bệnh tật trong một thời gian dài cũng cảm thấy chán nản, bế tắc.
2. Suốt ngày lo lắng và phàn nàn, thường xuyên cãi nhau với con cái, người bạn đời
Điều đáng sợ nhất của một gia đình không phải là nghèo khó mà là tâm trạng luôn trọng trạng thái tiêu cực. Họ suốt ngày buồn bã, phàn nàn không ngừng như thể cả thế giới đang mắc nợ họ vậy.
Dù là người bạn đời, con cái hay bạn bè, đồng nghiệp xung quanh làm việc gì, họ cũng không hài lòng, tỏ vẻ khó chịu. Họ luôn trách móc bạn đời và con cái vô tích sự, không làm nên việc gì.
Chỉ với một chuyện nhỏ nhưng họ cằn nhằn không dứt. Ngay cả khi bầu không khí đang vui vẻ, hạnh phúc nhưng đột nhiên phát hiện ra vấn đề, họ sẽ bắt đầu đay nghiến, xả cơn tức giận. Có thể sau khi trút bỏ được những cảm xúc tiêu cực ở nhà, họ sẽ cảm thấy thoải mái nhưng những thành viên trong gia đình sẽ bị tổn thương, áp lực.
Người tạo ra xích mích chắc chắn không phải là người có phước. Càng về già, họ có thể càng bị người khác xa lánh, kể cả người bạn đời và con cái.