(Thethaovanhoa.vn) - Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thế giới, 10% dân số thế giới mắc hội chứng sợ rắn Ophidiphobia. Nhưng trong số đó thì lại không có đối tượng là những đứa bé.
- Dàn mẫu Victoria's Secret diện nội y trắng tung tăng trên bãi biển
- Grammy 2017: Adele thắng cả ba giải quan trọng nhất, Beyonce 'tay trắng'
Mỗi người đều có một nỗi sợ nhất định như: sợ độ cao, bóng tối, sợ không gian kín,... Và tất nhiên các loài vật cũng gây ra sự sợ hãi với con người, có người sợ chuột, gián, chó,... Một con vật gớm ghiếc khác cũng nhiều người cảm thấy sợ đó chính là rắn – loài bò sát nguy hiểm.
Theo các nghiên cứu 10% dân số thế giới sợ rắn, nhưng có lẽ con số đó còn lớn hơn vậy. Nhưng câu hỏi được đưa ra là, nỗi sợ này bắt đầu xuất hiện từ khi nào? Ngay khi ta còn bé thơ hay lớn lên một chút rồi mới biết sợ.
Và để có câu trả lời cung cấp cho mọi người, mới đây giới khoa học đã thực hiện một nghiên cứu bất ngờ.
Theo đó, một video của BBC Earth được ghi lại vào năm 2015, cảnh một em bé khoảng 11 tháng tuổi ngồi chơi với chú rắn (đã được loại bỏ độc tố).
Nhiều người đã phải há hốc mồm vì sự vô tư, hồn nhiên, thậm chí xen chút thích thú của em bé này khi tiếp xúc với con rắn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các bé chỉ hơi giật mình lúc đầu và nhịp tim ở mức trung bình thấp.
Lí giải cho điều này giới chuyên gia cho biết, trong những năm tháng đầu đời, chúng ta dường như không sợ bất cứ điều gì. Nỗi sợ chỉ được hình thành khi ta lớn lên, tiếp thu từ những người xung quanh, và kinh nghiệm cuộc sống.
Nhưng cũng có trường hợp khi thấy người thân xung quanh không sợ hãi trước các loài động vật, thì khi lớn lên họ cũng có phản xạ không sợ giống người xung quanh.
Đứng đầu nhóm nghiên cứu, Vanessa LoBue thuộc Đại học Rutgers, New Jersey chia sẻ rằng: “Vào năm 2015, trong thí nghiệm này chúng tôi phát hiện trẻ em có xu hướng phát hiện và phản ứng nhanh với rắn.”
Ngoài rắn, thì khỉ cũng là loài được những đứa bé quan tâm, nhưng dường như loài bò sát có đặc điểm riêng biệt thu hút được các bé hơn cả.
Tuy nhiên, việc không hình thành nỗi sợ ngay khi mới sinh đã giúp cho trẻ em thích khám phá, tìm tòi mọi thứ xung quanh.
Trên thực tế, cũng có rất nhiều trường hợp trẻ em chơi cùng rắn và không sao. Như ở Ấn Độ, trẻ em đã được làm quen với rắn hổ mang từ khi lên hai tuổi. Thậm chí, rắn hổ mang còn canh giấc ngủ cho những đứa trẻ.
Có thể thấy rằng trong những năm đầu đời, chúng ta dường như không hề sợ hãi loài bò sát này, hay bất cứ sự việc gì xung quanh cũng là dễ hiểu. Nhưng vẫn nên trông chừng những đứa bé của bạn, vì loài bò sát này lại thích ăn thịt người chứ không mấy thân thiện.
Khổng Giang
Theo Thể thao & Văn hóa
Tags