(Thethaovanhoa.vn) - Bộ VH,TT&DL vừa công bố các quyết định về công nhận thêm 19 Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Theo đó, các di sản được công nhận lần này thuộc các loại hình lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian.
Cụ thể, các di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này bao gồm: Lễ hội Vật cầu nước làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang); Lễ hội Tiên Lục (xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, Bắc Giang); Lễ hội Kỳ yên đình Tân An (phường Tân An, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương); Lễ hội Dinh Thầy Thím (xã Tân Tiến, thị xã La Gi, Bình Thuận); Lễ mừng cơm mới của người Xinh Mun (xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, Điện Biên), Nghệ thuật khèn của người Mông (tỉnh Điện Biên); Lễ cầu mùa, cầu mưa của người Dao (huyện Bắc Mê, Hà Giang); Lễ cầu an của người Giáy (Hà Giang); Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lô Lô Đen (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang).
- Nghe khèn Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn
- Cao nguyên đá sẵn sàng cho Lễ hội khèn Mông ngày Tết Độc lập
Ngoài ra, trong danh sách còn có: Lễ hội cầu mưa (xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên); Hát xẩm (huyện Yên Mô, huyện Kim Sơn, thành phố Ninh Bình, Ninh Bình); Lễ hội làng Bình Hải (xã Yên Nhân, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình); Lễ hội Đình Hùng Lô (xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, Phú Thọ); Lễ hội Đền Vân Luông (phường Vân Phú, thành phố Việt Trì, Phú Thọ); Nghề làm nước mắm Phú Yên (Phú Yên); Nghề làm bánh tráng Phú Yên (Phú Yên); Lễ hội đua thuyền trên sông Nhật Lệ (huyện Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới, Quảng Bình); Lễ hội đua ghe ngo của người Khmer (tỉnh Sóc Trăng); Nghệ thuật chế biến món ăn chay (Tây Ninh).
Cúc Đường
Tags