- Sự trỗi dậy của “gia tộc ánh trăng”: Khi người trẻ chọn sống sang chảnh, du lịch vi vu nhưng chẳng thèm tiết kiệm một xu
- Hàn Quốc: Người trẻ muốn nghỉ hưu sớm, người già chật vật đi làm bồi bàn, bán hàng thuê để kiếm thêm thu nhập
- Người trẻ 'càng lớn càng không thích Tết' vì 5 nguyên nhân, nhưng cuối cũng vẫn trở về vì nhà mới là tốt nhất
Lớn lên, người trẻ hiếm khi nghe cha mẹ nói chuyện về tiền bạc.
Thiếu tự tin vì không được nói chuyện về tài chính từ sớm
Nghiên cứu mới từ chương trình Thrive của NatWest, đã khảo sát 1.000 thanh niên từ 16–21 tuổi ở Anh, tiết lộ rằng trong một số hộ gia đình, tiền vẫn được coi là một chủ đề “cấm kỵ”. Hơn 1/5 người khảo sát chia sẻ rằng chưa bao giờ nói chuyện về tiền bạc với cha mẹ hoặc người giám hộ của họ. 21% trong số đó tin rằng điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự tự tin của bản thân khi đưa ra các quyết định tài chính. Đại đa số nói rằng họ sẽ tự tin hơn về tiền bạc nếu vấn đề này được nói đến thường xuyên hơn ở nhà.
67% thanh niên được khảo sát nghĩ rằng cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm dạy trẻ cách quản lý tiền bạc. 64% trong đó cũng tin rằng các trường học và cơ sở giáo dục cũng có trách nhiệm nâng cao kỹ năng tài chính cá nhân. Nhìn chung, chỉ khoảng 48% người trẻ từ 16–21 tuổi thừa nhận họ thiếu kiến thức về tiết kiệm tiền. Nghiên cứu cũng cho thấy có lỗ hổng kiến thức lớn về các thuật ngữ tài chính quan trọng và các từ viết tắt thường được sử dụng.
Marcus Rashford MBE, một người làm việc trong lĩnh vực tài chính cho biết: “Tiền bạc là một chủ đề khó thảo luận, nguyên nhân gốc rễ của hầu hết lo lắng và căng thẳng. Tôi rất may mắn khi có mẹ làm kế toán, hướng dẫn các quyết định tài chính và cho tôi hiểu rõ về cách vận hành của đồng tiền”.
Mặt khác, Catherine Winter, giám đốc tài chính tại một công ty lớn cho rằng lo lắng về tiền bạc, kết hợp với việc thiếu kiến thức tài chính là tổ hợp rất nguy hiểm. Nghiên cứu cho thấy hầu hết những người trẻ tuổi không có kiến thức tài chính hoặc sự tự tin cần thiết trước các vấn đề tiền bạc. Điều này dẫn đến việc họ thường dễ bị lừa và đưa ra các quyết định tài chính sai lầm khi đến tuổi trưởng thành.
“Chúng tôi thử nghiệm hỏi về một vài khái niệm cốt lõi trong tài chính và hầu hết những người trẻ tuổi không hiểu một số khái niệm cơ bản. Điều đó có nghĩa là họ có nguy cơ phát triển một số thói quen tài chính xấu trong tiêu dùng và vay nợ không cần thiết, dẫn đến các vấn đề tài chính tiềm ẩn trong tương lai”, Catherine Winter chia sẻ.
Tự lập với kiến thức tài chính gần như bằng không
Jessica, sinh viên năm 3, bởi vì trường đại học xa nhà nên đã bắt đầu sống tự lập 18 tuổi. Tuy nhiên, cô bạn đã trải qua năm đầu tiên khá vất vả đặc biệt trong câu chuyện tài chính. “Bố mẹ tôi hiếm khi thảo luận về tiền bạc khi có mặt của tôi. Do vậy, đối với tôi tiền chỉ là công cụ để mua một vài sản phẩm cần thiết. Tôi gần như không có khái niệm gì về lập ngân sách, tiết kiệm tiền hay đầu tư".
Cô bạn đã gần như phải tự học mọi thứ về tài chính vào năm nhất đại học. Trong nửa năm đầu, gần như tháng nào Jessica cũng “rỗng túi" vì thường xuyên chi quá tay. Đôi lúc, vì một vài bữa ăn ngoài cùng bạn bè hay một chiếc váy hơi đắt tiền cũng có thể khiến cuối tháng đó cô bạn phải “trả giá". Và tất nhiên Jessica hoàn toàn không có khoản tiết kiệm nào.
“Tôi gần như mất đi tự tin trước các quyết định tài chính dù là nhỏ nhất. Bởi vì tôi sợ rằng bản thân sẽ đưa ra những lựa chọn sai lầm đặc biệt trong chi tiêu. Tôi không biết nên lập ngân sách như thế nào để có thể vừa đủ chi tiêu trong 1 tháng chứ không nói đến là tiết kiệm", Jessica chia sẻ.
Mặt khác, David trong lần đầu tiên dùng thẻ tín dụng đã vô cùng hốt hoảng khi nhìn thấy số tiền nợ phải trả vì đã thanh toán hoá đơn chậm. “Tôi không biết lãi suất có thể khiến khoản nợ tăng lên chóng mặt như vậy. Tôi đã phải nhờ đến sự trợ giúp của gia đình để thanh toán hoá đơn".
Được biết những chi tiêu dùng thẻ tín dụng của cậu bạn là cho các chi phí sinh hoạt thông thường. Tuy nhiên, không có kiến thức về phương thức thanh toán này từ trước, David đã rơi vào cảnh “nợ nần" nhanh chóng.
Cậu bạn cũng giống Jessica không được nhắc đến tiền bạc khi còn bé, bởi vì bố mẹ cho rằng đây là chủ đề nhạy cảm. Điều này đã khiến cả David và Jessica đã rơi vào những sai lầm tài chính không đáng có và trở nên mất tự tin trước các quyết định tài chính của bản thân.
Tom Sagissor, chủ tịch của RBC Wealth Management-US cho biết: "Hiểu biết cơ bản về cách thức hoạt động của tiền tệ, đầu tư và hệ thống tài chính rộng là rất quan trọng trong xã hội của chúng ta ngày nay. Những biến động kinh tế vừa qua đã ảnh hưởng tiêu cực đến những người không hiểu về lập ngân sách, đầu tư hoặc cách thức hoạt động của các sản phẩm tài chính đơn giản như khoản vay. Điều đó khiến họ gặp bất lợi không chỉ trong những năm làm việc mà còn khi họ bắt đầu tính đến việc nghỉ hưu".
Theo Walesonline, Thestreet
Tags