Bên cạnh đó, xử lý chôn hủy khoảng 1.700 con gia cầm chết và gia cầm mắc bệnh, thu gom chất thải rắn để đốt, chôn, rửa nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc sát trùng. Tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực có dịch bằng hóa chất phù hợp đối với chuồng trại, 2 lần/ngày với lối ra vào trại gia cầm. Các trang trại chăn nuôi gia cầm công nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn đã tuân thủ các biện pháp phòng dịch ở cấp độ cao nhất.
Tại xóm Trung xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình, cơ quan chức năng đã lập chốt kiểm dịch tạm thời, cử người trực 24/24 giờ, có biển báo, hướng dẫn đi lại tránh vùng dịch. Lực lượng chức năng khẩn trương tiến hành xử lý, chôn hủy toàn bộ gia cầm chết và gia cầm mắc bệnh trong khu vực ổ dịch với tổng số 93 con vịt, 22 con gà. Các biện pháp vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực có dịch cũng gấp rút được triển khai.
Đối với 2 địa phương có dịch, tỉnh Hòa Bình đã tạm ứng nguồn Ngân sách ưu tiên tiêm phòng bao vây với tổng số 150.000 liều cho huyện Lương Sơn, 260.000 liều đối với thành phố Hòa Bình. Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạm ứng nguồn vật tư dự phòng cho công tác chống dịch gồm 15 tấn thuốc sát trùng, trên 500 nghìn liều vắcxin, 150 khẩu trang phòng độc, 360 khẩu trang 3 lớp, 360 bao giấy, 360 mẫu giấy, 100 đôi găng tay cao su, 360 đôi găng tay mỏng, 360 bộ quần áo y tế, 200 bơm tiêm tự động, 1 vạn kim tiêm liên tục.
Mới đây, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi Cục Thú y là cơ quan thường trực của ban chỉ đạo chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh liên hệ đặt hàng với Công ty Navetco sản xuất 2,5 triệu liều vắc xin đảm bảo phục vụ đợt tiêm phòng bệnh cúm gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh.
Thông tấn xã Việt Nam