(Thethaovanhoa.vn) - Dù thua Novak Djokovic trong trận chung kết Wimbledon 2015, qua đó lỡ cơ hội lập kỉ lục 8 lần vô địch giải đấu, nhưng Roger Federer vẫn là "vị thánh" trong trái tim của Wimbledon. Nhà báo Cathal Kelly lý giải điều này trên The Globe and Mail.
Một đám đông tụ tập ngoài cửa trung tâm báo chí Wimbledon đúng lúc tôi đến. Họ im lặng ngó vào trong. Sau khi lách lên, tôi hỏi một người đang cầm đống ảnh nhìn chằm chằm vào trong. “Tôi đang đợi bạn của tôi”, cô ấy trả lời. Hàng người nhanh chóng giãn ra và khi ấy tôi mới biết cô ta nghiêm túc. Vài giây sau, Novak Djokovic bước vào. Cô gái ném cho tôi cái nhìn tinh nghịch.
Federer đại diện cho những giá trị Wimbledon
Với những người không phải dân bản xứ như chúng tôi, đó là một phần của văn hóa Anh lý tưởng, thứ văn hóa của sự thanh lịch, cổ kính và rất để tâm đến sự bảo tồn. Đó là nơi ngôn ngữ được tìm ra, nơi mà trải qua hàng trăm năm giao thương, người dân vẫn nói thứ tiếng Anh nguyên bản không bị pha tạp. Người Anh vẫn là dân tộc có tiếng là bảo thủ nhất nhì châu Âu.
Bạn không được chạy loạn lên khi đi xem Wimbledon. Bạn không được lách lên khi xếp hàng mua vé, dù là hạng VIP hay thông thường. Bạn có thể nhậu thoải mái nhưng vẫn phải giữ trật tự. Người xem quần vợt ở sân trung tâm gần như mặc đồng phục. Nữ mặc đồ lụa, những bộ váy mùa Hè; nam mặc jacket, đeo caravat.
Những bí mật của giải đấu chứ không phải quần vợt mới là yếu tố khiến Wimbledon quyến rũ. Giải đấu thuộc về những quy luật bất thành văn, và những nghi thức mà hầu hết chúng ta đều không hiểu hết được người Anh coi trọng.
Roger Federer, một người Thụy Sỹ lịch lãm, đại diện cho những giá trị ấy. Trong giai đoạn cuối sự nghiệp, đánh ở Wimbledon dường như vẫn là thời khắc trọng đại. Những giải đấu khác chỉ để khởi động hay thậm chí còn bị coi nhẹ hơn. Anh không thể làm hài lòng tất cả. Nhưng Federer góp phần lớn công sức tạo ra trận chung kết mê ly có tỉ số 7-6 (1), 6-7 (10), 6-4, 6-3.
Djokovic chứng tỏ anh đứng ở đỉnh cao vô song của quần vợt nam thế giới. Nhưng dù Djokovic vô địch lần thứ 3, và ở tuổi 28, có thể vô địch thêm nhiều lần nữa, trận đấu vẫn được đúc kết bằng những khoảnh khắc của Federer.
Thua trận vẫn khiến khán giả hài lòng
Khi Federer đấu Djokovic, những HLV được kính trọng bậc nhất, Stefan Edberg và Boris Becker đứng ngồi không yên. Bjorn Borg và Christ Evert ngồi ở khu Royal Box. John McEnroe, Martina Navratilova và Billie Jean King cũng có mặt. Các huyền thoại Wimbledon không bao giờ đi đâu. Họ chỉ chuyển lên khu ghế ngồi cách mặt sân vài mét. Đó có thể khiến sự ầm ĩ dù ở mức tối thiểu cũng không được chấp nhận ở đây.
Nếu quan sát, bạn sẽ thấy Nick Kyrgios la hét vô lối, mắng mỏ trọng tài sẽ không được chấp nhận ở những nơi khác. Nhưng ở Wimbledon, khán giả, truyền thông Anh và những chuyên gia khác góp ý tích cực. “La hét chửi bới là xấu. Nhưng cũng chỉ là thói quen có thể sửa được”, Rod Laver, người được Wimbledon yêu quý nói trên ESPN. Ở Wimbledon, bạn có thể xấu xí nhưng vẫn được yêu mến.
Đó là lý do Wimbledon sùng kính Federer. Bởi anh không chỉ chiến thắng mà cách anh thua cũng làm cho người ta hài lòng. Đó là đặc điểm khác của văn hóa Anh, những gì Wimbledon muốn từ một VĐV trong một ngày Chủ nhật, và Federer cung cấp cho họ điều đó.
Chủ nhật vừa rồi, khi Federer trở lại sân trung tâm, đám đông hoan hô nhiệt liệt. Mặt anh tái lại, như thể đang nghĩ cùng một thứ với đám đông kia. Một tay cầm mic, anh nói: “Tôi hy vọng được gặp lại mọi người ở đây”.
Serena Williams đã vô địch 6 lần. Hôm thứ Bảy, cô đánh bại Muguruza rồi ở lễ trao giải, quay sang nói với đối thủ: “Đừng buồn, em sẽ giành được chiếc đĩa bạc này nhanh thôi”. Đám đông không mấy nồng nhiệt với lời tử tế đó. Họ chỉ vỗ tay lịch sự để không làm Muguruza buồn.
Người Anh hiểu truyền thống, lịch sử và văn hóa của giải đấu này. Họ hiểu thế giới đang thay đổi. Nhưng họ thì không bao giờ.
Đỗ Hiếu (Lược dịch)
Thể thao & Văn hóa
Tags