Hoa khôi Bùi Thị Lan Anh tại sân bay. Ảnh: NVCC
Lan Anh nhấn mạnh: “Việc dùng từ điếc là đúng. Vì cộng đồng điếc là cộng đồng chỉ sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, khác với người khiếm thính có thể sử dụng máy trợ thính để cải thiện khả năng nghe.
Người khiếm thính có thể sử dụng cả ngôn ngữ kí hiệu và ngôn ngữ nói. Tôi là Hoa khôi Điếc và tôi muốn cộng đồng nhìn nhận mình đúng danh xưng đó”.
"Tôi là Hoa khôi Điếc" - Lan Anh thẳng thắn. Ảnh: NVCC
Khẳng định với PV Thể thao & Văn hóa về quan điểm dùng từ "khiếm thính" có vẻ văn hóa hơn, Lan Anh thẳng thắn: "Quan điểm dùng từ “khiếm thính” thay cho từ “điếc” nhằm mục đích nói giảm, nói tránh là quan điểm đã lỗi thời và chưa chính xác".
Trao đổi thêm với ông Nguyễn Tuấn Linh, Chủ tịch Chi hội Điếc Hà Nội, Trưởng ban Vận động Hội Người Điếc Việt Nam, chúng tôi được biết: “Người Điếc (viết hoa, tiếng Anh là Deaf) chỉ một cộng đồng có nền văn hóa riêng, sử dụng ngôn ngữ kí hiệu là phương tiện để giao tiếp.
Trong khi đó, khiếm thính (tiếng Anh là Hearing Loss), dùng để chỉ những người nghe kém, chủ yếu sử dụng ngôn ngữ nói (có thể có sự hỗ trợ của máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai). Trong quá trình giao tiếp họ có thể sử dụng kèm một số kí hiệu nhưng có thể giống hoặc có thể không theo ngữ pháp của ngôn ngữ kí hiệu mà người điếc đang sử dụng".
Hoàng Lê
Tags