(Thethaovanhoa.vn) - Một lần nữa, như các năm đã qua, sốt vé bùng lên mỗi khi đội tuyển Việt Nam thi đấu trên sân nhà. Sức chứa 4 vạn chỗ ngồi của Mỹ Đình trở nên quá bé đối với nhu cầu thực sự lớn của người hâm mộ.
Lịch trực tiếp AFF Cup 2018 hôm nay, 12/11
18h30, 12/11: Myanmar vs Campuchia
https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv5.htm
https://www.vtc.gov.vn/kenh/vtc9
19h45, 12/11: Malaysia vs Lào
https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm
https://www.vtc.gov.vn/kenh/vtc3
Đôi khi, tôi tự hỏi, tại sao một quốc gia yêu bóng đá cuồng nhiệt có gần 100 triệu dân như chúng ta mà lại chỉ có một sân quốc gia có ít chỗ ngồi thế, sao không phải là 8 vạn chỗ, hoặc hơn? Nhưng câu trả lời đến gần như tức khắc: có một sân 100 nghìn chỗ ngồi thì cũng vậy thôi, cái cảnh xếp hàng rồng rắn mua vé, cảnh phe vé vào ra như đi chợ và cảnh các cơ quan đoàn thể này nọ chất chồng các yêu cầu mua vé công văn sẽ chẳng thay đổi. Sẽ không thay đổi, bởi không phải ở cái cách mà người ta bán vé, mà là ở tư duy bao cấp mà họ đã áp dụng cho nền bóng đá này từ biết bao năm nay. Vé cũng là một dạng xin và cho, một đặc ân, một thứ phân phối kiểu mậu dịch. Ở thế kỷ 21 ở Việt Nam, tiếc thay, tình yêu bóng đá và phân phối vé vẫn bị quản lý theo kiểu những năm tem phiếu.
Nhưng tình yêu và niềm hy vọng của người hâm mộ thì không thể theo hướng đó, họ chỉ có cho đi, họ đương nhiên cũng sẽ đòi hỏi sự đáp lại. Trên thực tế, họ đã luôn xếp hàng trong cả cuộc đời mình để được chứng kiến một thắng lợi duy nhất đem đến chiếc Cúp, và rất nhiều thất bại chứa chan nước mắt và sự nghi ngờ, bị bủa vây bởi những đám mây phản bội. Người hâm mộ và đội tuyển, do đó, là một mối quan hệ khác, không phải là xin-cho, mà là một mối tương tác hữu cơ phức tạp hơn nhiều.
Người hâm mộ không cầu xin đội tuyển phải chiến thắng cho họ. Họ coi đấy là một trách nhiệm, một điều quan trọng đối với những người đồng bào giỏi đá bóng và ra sân mang lên mình chiếc áo có màu cờ Tổ quốc. Các cầu thủ cũng không “cho” cổ động viên được hưởng những hương vị chiến thắng, đơn giản bởi thành bại của một trận đấu hoặc một giải đấu không đơn giản chỉ muốn là được. Mà thực ra, các thế hệ cầu thủ của chúng ta đã “cho” được người hâm mộ những gì trong bao năm qua? Rất nhiều thất bại và thất vọng.
Nhưng người hâm mộ vẫn xếp hàng mua vé và năm năm tháng tháng qua đi họ vẫn không quay lưng lại với nền bóng đá nước nhà. Họ vẫn hy vọng, vẫn chờ đợi, vẫn vui với chiến thắng và buồn với những thất bại. Những sân bóng nội mấy năm qua cũng đã đông trở lại. Lâu lắm rồi mới lại có cảnh những dãy phố ở gần sân Hàng Đẫy đông cứng xe máy gửi từ người hâm mộ đi xem bóng đá. Và những sân bóng của các giải phủi và phong trào cũng chật kín người hâm mộ. Mà những giải bóng đá ấy là một câu trả lời cho những gì mà ĐTQG và các thiết chế khác liên quan đến nó không đáp ứng được người hâm mộ: nó sạch và nó đẹp, và như một kết quả hoàn toàn logic, khán giả đến xem thứ bóng đá mà họ cảm thấy thuộc về họ, cho họ. Họ không xin xỏ các cầu thủ ấy. Nhưng họ lại được cho rất nhiều.
Khi bóng đá đem đến cho người hâm mộ sự vui thích và cảm giác được là một phần trong đó, nó rất khác với thứ bóng đá mà người ta đã nhận được trong những năm quá khứ, khi sau nhiều trận đấu của giải quốc nội và ĐTQG trên đấu trường khu vực xuất hiện bóng dáng người cảnh sát điều tra. Cơn sốt hâm mộ bóng đá nội đã sống lại trong năm 2018 với thành công của lứa U23, lứa cầu thủ mà người ta tin tưởng là có học, là chuyên nghiệp và thực sự trong sạch. Cơn cuồng si ấy đã bùng lên sau khi lứa cầu thủ ấy cho lại các cổ động viên thứ mà họ khao khát đến mức tuyệt vọng trong những năm quá khứ.
Trong những năm thất bại và sau đó nghi ngờ, tức giận ấy, người ta đã chán đến mức không còn muốn nói gì đến bóng đá nội nữa. Họ chỉ cầu xin được thấy bóng đá sạch, được cảm nhận một nền bóng đá không có tiêu cực, thèm có một LĐBĐ quốc gia minh bạch và hoạt động hiệu quả. Và họ mới chỉ được đền đáp bằng các thành công của đội U23. Bây giờ, họ mong-chứ không đòi hỏi và xin xỏ-ĐTQG với xương sống là đội bóng ấy đăng quang.
Có thể tin rằng, làm người hâm mộ là làm một nghề không chuyên vất vả và bị bạc đãi nhiều nhất. Nhưng họ vẫn chấp nhận điều ấy, vẫn xếp hàng mua vé bất kể thời tiết, vẫn bị chính cái LĐBĐ ấy đối xử theo cách mà họ muốn, vẫn ngóng trông những chiến thắng còn ở phía trước và trên thực tế, chẳng ai biết họ sẽ được “cho” cái gì và như thế nào. Thế nên, các em ĐTQG ạ, hãy chiến đấu hết mình đi, hãy cho người hâm mộ thấy các em đã, đang và sẽ làm tất cả những gì có thể trước hết là vì họ, những người đã yêu các em hết lòng.
Nhưng nên nhớ, yêu ở đây không phải là không có điều kiện: các em có thể thua, nếu không có cách nào thắng được, nhưng không được được phản bội người hâm mộ như cách mà một vài cầu thủ lứa trước đã làm, dù là chỉ một giây!
Anh Ngọc
Tags