FLUXUS - trào lưu nghệ thuật 'trôi' (Kỳ 9 & hết): FLUXUS sống mãi

Thứ Tư, 03/06/2015 18:19 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - FLUXUS - như là chất lỏng dễ bay hơi, đúng như bản chất khoảnh khắc của cuộc sống. Không còn cái tên nào khác phù hợp hơn cho một trào lưu mang trong mình sứ mệnh vượt ra ngoài biên giới các khái niệm nghệ thuật truyền thống, phá vỡ các rào cản giữa nghệ thuật thị giác, âm nhạc, thơ ca, kịch và đẩy lùi ranh giới giữa nghệ thuật và cuộc sống.

Có lẽ FLUXUS là trào lưu nghệ thuật đã đi vào huyền thoại của những năm 60. Ảnh hưởng của trào lưu nghệ thuật này được coi là bậc nhât với thập kỷ của thử nghiệm và sáng tạo này.

Hầu hết các trào lưu khuynh hướng nghệ thuật sau này như Arte Povera (nghệ thuật nghèo), chủ nghĩa tân hiện thực, nghệ thuật khái niệm, chủ nghĩa tối giản và pop art đều có những kết nối không thể chối bỏ với FLUXUS, đó chính là: tư tưởng, mỹ học và tính con người.

Mở rộng các khái niệm nghệ thuật truyền thống

FLUXUS có được sự tập trung vượt biên giới.Ngay vào năm 1962 các nghệ sỹ FLUXUS trải trên hai bờ Alantic. Người khởi đầu trào lưu FLUXUS là George Maciunas, người Mỹ gốc Latvia, cùng quê hương với Andre Breton của chủ nghĩa siêu thực.

Tuy nhiên, trào lưu FLUXUS được biết tới cùng những tên tuổi nổi danh khác: John Cage, Joseph Beuys, Nam June Paik, Dieter Roth, Wolf Vostell, Yoko Ono, Allan Kaprow, Dick Higgins, Piero Manzoni, Daniel Spoerri, Marcel Broodthaers, Allison Knowles, Sigmar Polke…


George Maciunas, Dick Higgins, Wolf Vostell, Benjamin Patterson & Emmett Williams trong tác phẩm trình diễn tác “hành động với đàn piano” của nghệ sỹ Plilip Cornertại festival âm nhạc FLuxus quốc tế tại thành phố Weisbaden năm 1962.

Ngày nay, những trào lưu của thế kỷ 20 như “happening” (tạm dịch: diễn ngẫu), “body art” (tạm dịch: nghệ thuật thể xác), “mail art” (nghệ thuật về thư) luôn có sự kết nối mạnh mẽ với FLUXUS. Cội nguồn chính của FLUXUS từ chủ nghĩa Da Da và Marcel Duchamp.Nhưng những nhân tố thúc đẩy trao lưu lại chính là Man Ray và Francis Picabia.

Trong chuỗi 14 tác phẩm trình diễn và hoà nhạc tại Wisbaden, CHLB Đức năm 1963, trào lưu nghệ thuật mang cái tên có nguồn gốc tiếng Latin – FLUXUS - nghĩa là chất lỏng dễ bay hơi và tan tành.  Không còn cái tên nào khác phù hợp hơn cho một trào lưu mang trong mình sứ mệnh hoà tan các khái niệm nghệ thuật truyền thống, phá vỡ các rào cản giữa nghệ thuật thị giác, âm nhạc, thơ ca, kịch và đẩy lùi ranh giới giữa nghệ thuật và cuộc sống.

Các tác phẩm FLUXUS như chất lỏng, dễ bay hơi đúng bản chất của cuộc sống. Sự vĩnh cửu và cái rõ rệt là cội nguồn tê liệt và đẩy mọi thứ đến cái chết. Thật không dễ chịu gì nếu bạn bất tử, bạn mình mọi thứ trôi qua và thấy mình chạm tới một cái chết di động. Thử nghiệm với chất liệu mới, kết hợp cùng truyền thông với sự hài hước, đùa giỡn, cũng là một phần rất điển hình của FLUXUS.

Nhà soạn nhạc Goerge Brecht đã miêu tả FLUXUS bằng những từ ngữ rất thích đáng: “FLUXUS là tập hợp của Spike Jones, tạp kỹ, hài kịch, khôi hài, trò chơi của trẻ con và Duchamp”.

FLUXUS đứng tại nơi không còn biên giới, sự lai tạo, chống lại chủ nghĩa mỹ học cá nhân, ẩn danh, hài hước và mỉa mai. Nó mạnh mẽ chống lại tư tưởng “nghệ thuật là trung gian trung chuyển truyền bá cho cái tôi của nghệ sỹ”. Nó đứng giữa trung tâm, nơi không có tính độc quyền trong các hoạt động, tình hình và bối cảnh xã hội đúng thời điểm tác phẩm ra đời. Những tác phẩm này hướng tới tri thức rộng, xã hội học và bỏ qua nguyên tắc thẩm mỹ.

Dấu hiệu: Những từ của FLUXUS được viết bởi Ruud Janssen

1. Hãy nghĩ tới một từ mới chưa từng tồn tại

2. Đề xướng nó thành một từ mới

3. Quyết định ý nghĩa cho từ đó

4. Thúc đẩy từ đó lan rộng trên toàn thế giới

Ảnh hưởng sâu rộng đến các nghệ sĩ ngày nay

Sau cái chết của người sáng lập Maciunas năm 1978, một vết rạn xuất hiện giữa một vài nhà sưu tập và nhà giám tuyển, những người muốn đóng khung FLUXUS vào giai đoạn 1962 đến 1978, và trong chính bản thân nghệ sỹ, những người tiếp tục nhìn nhận FLUXUS như thực thể sống giữ họ lại với nhau bằng chính giá trị cốt lõi và FLUXUS nhân sinh quan. Những nhà nghiên cứu lịch sử, những nhà lý luận đã nhìn nhận và coi trọng từng quan điểm của trào lưu này.

FLUXUS thuộc thời điểm quá khứ hay hiện tại? Câu hỏi này vẫn chưa có câu trả lời đích đáng. Những nghệ sỹ FLUXUS của những năm 60,70 vẫn gặp gỡ và những tác phẩm của họ vẫn kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp đến không gian và thời gian thực.

Và không có gì phải nghi ngờ, FLUXUS có một ảnh hưởng sâu rộng đến các nghệ sỹ ngày nay. Khi lướt qua những bài phỏng vấn trên các tạp chí nghệ thuật đương đại, những dòng chữ vẫn chạy:FLUXUS là nguồn cảm hứng vô tận với quan điểm nghệ thuật từ lý thuyết đến thực tế cho các nghệ sỹ. FLUXUS luôn được mô tả như một trào lưu nghệ thuật quan trọng bậc nhất thế kỷ 20. Đóng góp tuyệt vời của FLUXUS là mở rộng khái niệm nghệ thuật, đưa nghệ thuật thị giác trở nên phong phú tột cùng như ngày nay chúng ta được chứng kiến.

Với những gì FLUXUS đem lại, trào lưu nghệ thuật này được đánh giá là là nguồn cảm hứng, xây dựng niềm đam mê, kích thích các hướng nhìn gắn với cuộc sống hơn tất cả các trào lưu nghệ thuật khác trong thế kỷ qua.

Tương lai chính là những gì đang tiếp diễn – Nam June Paik

Phan/Fredriksson
Thể thao & Văn hóa

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›