- Né người thật, hẹn hò mỹ nam "ảo": Xu hướng mới tiết lộ vấn đề của xã hội hiện đại Trung Quốc
- 'Quái thủ quản lý thời gian': Một người mẫu Trung Quốc đã có chồng hẹn hò cùng lúc với 18 người đàn ông và lừa đảo gần 7 tỷ đồng
- Con trai tỷ phú giàu nhất Hong Kong (Trung Quốc): Si mê cô gái ‘thường dân’, đám cưới như triển lãm siêu xe, gia thế lấn át vẫn lấy lòng người này
- Các cặp đôi Trung Quốc chia tay vì sính lễ cao, nam giới ngày càng khó lấy vợ: Nguyên nhân là một chính sách đã kéo dài 40 năm
Động lực đằng sau sự nổi lên của Trung Quốc như một công xưởng của thế giới, đang già đi. Xu hướng đó đã đẩy nhanh một sự kiện đáng lo ngại khác: Trung Quốc sẽ không có đủ người trong độ tuổi lao động để thúc đẩy tăng trưởng.
Những công nhân 50 - 60 tuổi đi tìm việc
5h30 sáng, ông Li Cungui, một công nhân nhập cư 54 tuổi, cùng hàng trăm công nhân lớn tuổi nỗ lực tìm việc ở Majuqiao, một thị trấn ngoại ô Bắc Kinh, nơi các công ty đang tuyển dụng các vị trí từ lát gạch đến lắp ráp linh kiện. .
Ông Li, đến từ một ngôi làng ở phía bắc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, cho biết ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc tìm một công việc tạm thời vì các vị trí toàn thời gian dành cho những ứng viên trẻ hơn.
"Chúng tôi là nhóm dễ bị tổn thương nhất trên thị trường lao động vì chúng tôi già và không có kỹ năng", ông nói. Ông vừa nhận công việc phân loại bưu kiện với mức lương 250 Nhân dân tệ (36 USD) trong 10 giờ, thấp hơn một chút so với mức lương tối thiểu của thành phố.
Ông là một trong nhóm những người lao động nhập cư lớn tuổi đông đảo và ngày càng tăng ở Trung Quốc gặp khó khăn bởi sự phục hồi kinh tế sau 3 năm đại dịch.
Việc thiếu các kỹ năng chuyên nghiệp đã làm phức tạp thêm những khó khăn của họ.
Các nhà tuyển dụng chỉ ưu tiên lao động trẻ cho một số công việc sản xuất có kỹ năng thấp, trong khi các vị trí được trả lương cao hơn nằm ngoài tầm với của hầu hết người di cư.
Mạng lưới an sinh xã hội không đồng đều, với khoảng cách lớn giữa lương hưu ở nông thôn và thành thị, đã buộc những người di cư trong độ tuổi nghỉ hưu phải tiếp tục làm việc, trong đó nhiều người phải làm những công việc chân tay để kiếm sống qua ngày.
Từng là động lực phát triển
Hoàn cảnh của họ là một thách thức đối với nỗ lực "thịnh vượng chung" của Trung Quốc nhằm làm giảm bất bình đẳng kinh tế.
Trong 4 thập kỷ qua, Trung Quốc nổi lên như một cường quốc kinh tế và là công xưởng của thế giới. Điều này là nhờ đội ngũ lao động đông đảo giá rẻ trong nhiều năm.
Ông Li là biểu tượng của một xu hướng: những người lao động nhập cư, động lực đằng sau sự nổi lên của đất nước như một công xưởng của thế giới, đang già đi. Dữ liệu chính thức cho thấy số lượng người di cư trên 50 tuổi đã tăng hơn gấp đôi trong 10 năm, từ 2011 đến 2021, lên 80 triệu người, so với mức giảm 16% của người lao động ở các nhóm tuổi khác.
Xu hướng đó đã đẩy nhanh một sự kiện đáng lo ngại khác: ngày mà Trung Quốc sẽ không có đủ người trong độ tuổi lao động để thúc đẩy tăng trưởng.
“Về lâu dài, chúng ta sẽ thấy một Trung Quốc mà thế giới chưa từng thấy,” Wang Feng, giáo sư xã hội học tại Đại học California ở Irvine, chuyên nghiên cứu về nhân khẩu học của Trung Quốc, cho biết.
“Đó sẽ không còn là một đất nước với dân số trẻ, năng động và không ngừng tăng trưởng", ông nói thêm.
Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng không thích tiếp nhận nhân viên già. Cơ hội việc làm đã giảm nhanh hơn so với dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc do các hạn chế về Covid-19 và cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản đã kìm hãm hoạt động kinh tế. Trong khi đó, triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm đã làm giảm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc, khiến nhiều công ty phải cắt giảm nhân sự.
Các nhà máy trên cả nước đã đặt giới hạn độ tuổi cho người xin việc là 40 tuổi hoặc thậm chí thấp hơn. Các cơ quan nhân sự ở Majuqiao cho biết những người lao động có tay nghề thấp trên 45 tuổi không có cơ hội nhận được một vị trí toàn thời gian.
Không có công việc sản xuất toàn thời gian, nhiều công nhân lớn tuổi đã chuyển sang các ngành công nghiệp khắc nghiệt, đặc biệt là xây dựng. Một cuộc khảo sát vào tháng 6 năm ngoái của Cục Thống kê Quốc gia về lao động nhập cư ở Nội Mông cho thấy gần một nửa số người được hỏi ở độ tuổi trên 50 làm việc trong ngành xây dựng, so với 15% đối với những người dưới 30 tuổi.
"Tôi làm việc cho bất cứ ai sẵn sàng trả tiền cho tôi," Wang Ligang, một công nhân nhập cư 55 tuổi ở Majuqiao, người tuần trước đã nhận công việc lát gạch với mức lương 300 Nhân dân tệ mỗi ngày cho biết.
Những người lao động lớn tuổi cũng thiếu một cách tương xứng trình độ học vấn và kỹ năng tiên tiến cho phép họ chuyển sang làm công việc được trả lương cao hơn hoặc cường độ thấp hơn khi họ già đi.
Theo dữ liệu chính thức, hơn 2/3 lao động nhập cư sinh vào những năm 1960 chỉ học hết cấp 2, trong khi chỉ 1/5 được đào tạo chuyên nghiệp.
"Tôi chưa có cơ hội học hỏi bất kỳ kỹ năng nào kể từ khi tôi bắt đầu làm việc ở tuổi 18," Meng Yuhong, một lao động công nhật 56 tuổi, cho biết.
Bắc Kinh trong những năm gần đây đã phát động một chiến dịch cung cấp đào tạo nghề miễn phí cho lao động nhập cư để giải quyết tình trạng thiếu hụt kỹ năng. Nhưng sáng kiến này nhắm vào những người lao động trẻ tuổi.
Đối với nhiều người lao động nhập cư, thách thức kéo dài đến tận 60 và thậm chí 70 tuổi. Bảo hiểm xã hội không đầy đủ - cùng với khoản tiết kiệm tối thiểu - đã khiến nhiều người lao động ở độ tuổi nghỉ hưu phải tiếp tục làm việc, thường là làm những công việc bình thường, lương thấp.
Dữ liệu chính thức cho thấy chưa đến 1/4 lao động nhập cư, nhiều người trong số họ làm công việc phi chính thức, từng đóng thuế an sinh xã hội.
Thay vào đó, hầu hết nhận lương hưu ở nông thôn dưới 200 Nhân dân tệ mỗi tháng.
"Tôi sẽ tiếp tục làm việc cho đến khi chết", Wang - một thợ xi măng 61 tuổi họ Wang nói. "Tôi không muốn trở thành gánh nặng cho đất nước hay gia đình", ông nói thêm.