(Thethaovanhoa.vn) - Cuối tập số 26 Bố ơi mình đi đâu thế, 4 đứa trẻ trên ô tô đi nhận nhiệm vụ mới đã thi nhau hát chế lời các ca khúc Giáng sinh.
- Nhóc tì 'Bố ơi mình đi đâu thế' phân xử vợ chồng đánh nhau
- Hố tự kỷ trong 'Bố ơi mình đi đâu thế?' và sự vô tâm của truyền hình thực tế
- Giải mã sức hút 'Bố ơi mình đi đâu thế'?
Bố ơi mình đi đâu thế là một chương trình phát lại, hoàn toàn có đủ thời gian để biên tập trước khi lên sóng, nhưng dường như mùa hai, “bộ lọc” của những người làm chương trình đã không còn được tốt.
Ở một số tập trước, chương trình đã thiết kế riêng một trò chơi mà hình phạt cho người thua là phải xuống “hố tự kỉ”. Chương trình này ngay lập tức đã bị Mạng lưới Người tự kỉ Việt Nam lên tiếng phản ánh cho rằng gây ảnh hưởng đến nhận thức của mọi người về căn bệnh này và gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân tự kỉ và gia đình của họ.
Dù đơn vị sản xuất chương trình đã không trả lời công khai vụ việc này, tuy nhiên, ai cũng nhận thấy cách xây dựng chương trình thực sự có vấn đề. Những người làm quá vô tư hay không đủ nhạy cảm để có thể tránh làm tổn thương đến các nhóm đối tượng khác trong xã hội?
Bố ơi mình đi đâu thế mùa 1 rất được các gia đình, các em nhỏ yêu thích. Đây cũng là một trong những chương trình dành cho thiếu nhi hiếm hoi được đánh giá là nhân văn. Một chương trình công phu như vậy đương nhiên sản xuất sẽ rất phức tạp, tốn kém, khó tránh khỏi sai sót.
Nhưng đây cũng là chương trình dành cho thiếu nhi, nên đương nhiên sự cẩn trọng sẽ càng phải lớn, hạn chế đến mức thấp nhất sai sót.
Sau “hố tự kỉ”, rồi “chế lời thánh ca”, có lẽ, đơn vị sản xuất cần phải xem lại về cách thức xây dựng chương trình, cũng như khâu hậu kiểm trước khi sản phẩm đến với hàng triệu gia đình Việt Nam.
Ngọc Diệp
Thể thao & Văn hóa
Tags