- Meghan rời khỏi Vương thất vì không thích trở thành “Nữ công tước hạng 2” đứng sau Kate
- Meghan nói không biết gì về Vương thất trước khi kết hôn, nhưng chính bản thân lại tự chứng minh điều ngược lại
- Khoảnh khắc táo bạo của vợ chồng Kate - William trên thảm đỏ gây "bùng nổ", diện mạo nàng dâu hoàng gia gây bất ngờ
Trước thềm lễ đăng quang của Vua Charles III diễn ra vào ngày 6/5, các công tác chuẩn bị đang được tiến hành hết sức cẩn thận và gấp rút. Tại Tu viện Westminster, một nhà phục chế cũng đang nỗ lực trùng tu chiếc ghế 700 năm tuổi để Vua Charles III có thể sử dụng trong buổi lễ của mình.
Chiếc ghế mỏng manh này đã trở thành tâm điểm các buổi lễ đăng quang của Vương thất Anh trong nhiều thế kỷ, trong đó có lễ đăng quang của Vua Henry VIII, Vua Charles I, Nữ vương Victoria và Nữ vương Elizabeth II.
Đặc biệt, theo đại diện Tu viện Westminster, chiếc ghế là “một trong những món đồ nội thất nổi tiếng và quý giá nhất trên thế giới". Với độ tuổi này, chất lượng của chiếc ghế được đánh giá ở mức khá tốt, tuy nhiên vẫn cần được tu sửa nếu muốn sử dụng cho lễ đăng quang.
Chiếc ghế cổ xưa này được làm theo lệnh Vua Edward I, người trị vì Vương quốc Anh từ năm 1272 đến năm 1307. Ngay bên dưới mặt ghế là một ngăn nhỏ dùng để đặt Viên đá Định mệnh - biểu tượng cổ xưa của chế độ quân chủ Scotland.
Theo CNN, Viên đá Định mệnh từng được sử dụng làm ghế trong lễ đăng quang của các vị Vua Scotland và được xem là một đồ vật linh thiêng dù không ai biết rõ nguồn gốc của nó.
Đến năm 1296, Vua Edward I đã chiếm lấy Viên đá, cùng với Vương miện và Quyền trượng của Vương thất Scotland để mang về London. Từ năm 1996, Viên đá đã được hoàn trả lại cho Scotland. Mặc dù vậy, nó vẫn sẽ được vận chuyển đến London để kết hợp cùng với chiếc ghế vào mỗi sự kiện đăng quang.
Theo thiết kế ban đầu, chiếc ghế đăng quang được mạ vàng và trang trí bằng các mảnh kính nhiều màu sắc. Bên cạnh đó, phần lưng ghế còn được khắc các hoạ tiết chim, tán lá và hình ảnh một vị vua.
Krista Blessley, người bảo tồn các bức tranh của Tu viện, sẽ là người chịu trách nhiệm phục chế chiếc ghế đăng quang. Công việc của cô là sử dụng bọt biển và tăm bông để làm sạch bề mặt ghế một cách nhẹ nhàng, loại bỏ những lớp bụi bẩn đã ăn sâu, đồng thời gia cố lớp mạ vàng còn sót lại.
Trong cuộc phỏng vấn với PA, Blessley chia sẻ: “Thật vinh dự cho tôi khi được làm việc với chiếc ghế đăng quang. Nó thật sự rất quan trọng với lịch sử đất nước và lịch sử của chế độ quân chủ”.
Mặc dù mang ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn, nhưng công tác bảo tồn chiếc ghế lớn tuổi này vẫn chưa thực sự hiệu quả. Khi quan sát gần, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy các hình vẽ graffiti trên phần lưng chiếc ghế, chúng được cho là có niên đại từ thế kỷ 18 hoặc 19 và là tác phẩm của các nam sinh địa phương hoặc du khách tham quan.
Ngoài ra còn có một dòng chữ được khắc với nội dung: “P. Abbott đã ngủ trên chiếc ghế này vào ngày 5 đến ngày 6 tháng 7 năm 1800”.
Theo tuyên bố của Tu viện, công tác phục chế sẽ không làm thay đổi bất kỳ vết tích có sẵn nào trên chiếc ghế mà chỉ giúp bảo tồn chúng, không chỉ cho lễ đăng quang mà còn trong nhiều thế kỷ tới.
Nguồn: CNN
Tags