Dịch Covid-19: '3 trong 1' hỗ trợ nông dân

Thứ Hai, 16/08/2021 22:04 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, người dân ở các địa phương phía Nam rất lo lắng trong việc chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ lúa đến vụ. Chính quyền các địa phương đang dồn sức thực hiện nhiều biện pháp thiết thực giúp người dân chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ được hiệu quả, thuận lợi.

Khởi tố vụ án làm lây dịch Covid-19

Khởi tố vụ án làm lây dịch Covid-19

Quyết định khởi tố vụ án “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” xảy ra ở xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, được quy định tại Điều 240, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Tại tỉnh Bạc Liêu, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, vụ lúa Hè Thu 2021 trên địa bàn tỉnh xuống giống được gần 59.000 ha, sản lượng ước đạt trên 331.000 tấn. Hiện nay, máy gặt đập trong tỉnh có 253 máy, với diện tích thu hoạch lúa rất lớn, nếu thực hiện điều phối máy cắt trong tỉnh hoạt động thì chỉ đáp ứng từ 50 - 60%. Như vậy, tỉnh cần hỗ trợ ngoài tỉnh khoảng từ 40 - 50% số máy mới đảm bảo tiến độ thu hoạch lúa trên địa bàn.

Qua nắm tình hình thực tế sản xuất cho thấy, sản lượng lúa để lại tiêu thụ trong dân và được các đơn vị liên kết bao tiêu thu mua chỉ chiếm khoảng 40%. Còn lại 60% sản lượng do các thương lái trong và ngoài tỉnh thu mua.

Trước những khó khăn của các địa phương, ông Lê Tấn Cận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo, trước mắt, các địa phương cần hỗ trợ nhau trong thu hoạch, vừa đảm bảo an toàn, vừa tạo việc làm cho lao động địa phương. Cùng với đó, các địa phương thống kê chính xác diện tích và thời gian thu hoạch lúa; kết nối với các mối lái truyền thống trong và ngoài tỉnh để thu hoạch, tiêu thụ lúa cho nông dân.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Tấn Cận cũng yêu cầu, Sở Giao thông Vận tải đề xuất và đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân trong lưu thông vận chuyển hàng hóa. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khảo sát, nắm tình hình về nông sản cần tiêu thụ và tìm đầu ra cho sản phẩm.

Tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thương lái đến thu mua lúa, vừa đảm bảo thông thương vừa thực hiện tốt phòng, chống dịch trên địa bàn. Các địa phương cũng khẩn trương xây dựng những “vùng xanh” để vừa phục vụ thu hoạch, vừa tiêu thụ nông sản cho địa phương được an toàn, hiệu quả và nhanh chóng.

Còn tại Đồng Tháp, giữa lúc dịch diễn biến phức tạp, nhiều giải pháp, sáng kiến hữu ích của nông dân trong việc chăm sóc vụ lúa Hè Thu và Thu Đông năm 2021 được nhiều địa phương trong tỉnh đưa ra. Đó là hình thành những "Biệt đội" chăm sóc lúa trong thời gian giãn cách xã hội cho những nông dân có ruộng ở xa nhà, không thể thăm đồng.

Chú thích ảnh
Thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

Chẳng hạn như ở huyện Tháp Mười có 13/13 xã, thị trấn, thành lập tổ dịch vụ nông nghiệp phục vụ sản xuất, thu hoạch nông sản. Đặc biệt, xã Láng Biển thành lập được tổ "Biệt đội" chăm sóc lúa trong thời gian giãn cách xã hội cho những hộ nông dân có ruộng tại xã, nhưng lại sinh sống ở các tỉnh lân cận, hoặc các huyện, thành phố trong tỉnh nhưng không đến chăm sóc lúa được.  

"Biệt đội" chăm sóc lúa ở Láng Biển có 9 thành viên được ưu tiên tiêm vaccine ngừa COVID-19. Tổ chia ra 2 nhóm gồm: nhóm bón phân và nhóm phun xịt thuốc. Bình quân mỗi ngày, tổ phục vụ 10 chủ ruộng. Khi thực hiện xong việc bón phân, phun thuốc, tổ trưởng chủ động chụp hình, quay phim chuyển qua zalo cho chủ ruộng để biết về tình hình ruộng lúa của mình.

Hỗ trợ Covid 19, Nông dân có được hỗ trợ Covid 19, Hỗ trợ Covid 19 nông dân
Tuổi trẻ Vĩnh Long hỗ trợ tiêu thụ khoai lang 

Ở một diễn biến khác, thực hiện chiến lược kiểm soát dịch bệnh song hành cùng hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa, tỉnh Bình Dương đang từng bước tổ chức lại hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ ở các vùng xanh.

Hiện nay, tỉnh Bình Dương đang có 4 địa phương phía Bắc gồm: Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bàu Bàng và Bắc Tân Uyên đạt tiêu chuẩn “vùng xanh”. Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh đang tập trung thực hiện các biện pháp xây dựng “vùng xanh”, thực hiện trạng thái “bình thường mới” theo các mốc thời gian. Cụ thể, sau ngày 15/8, thực hiện đối với các đơn vị, địa phương, các doanh nghiệp đã đăng ký thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ” trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp đang hoạt động. Đối với 4 địa phương ở phía Bắc gồm các huyện: Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng quyết tâm giữ vững và bảo vệ bằng được “vùng xanh” để sớm ổn định tình hình. Đồng thời, làm căn cứ địa, vùng đệm vững chắc cho tấn công dịch tại các địa phương phía Nam.

Riêng 4 địa phương ở phía Nam đang còn ở “vùng đỏ” gồm: thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên sẽ khoanh vùng, xét nghiệm nhanh, cách ly sớm, thu hẹp phạm vi có dịch. Từ đó, phấn đấu các địa phương này sẽ kiểm soát được tình hình và thực hiện "xanh hóa" trên toàn địa bàn sau ngày 30/8/2021.

Tỉnh Bình Dương cũng đang nhanh chóng xét nghiệm diện rộng, điều tra dịch tễ, truy vết, cách ly, lấy mẫu và những nơi nào đã xét nghiệm sàng lọc thì sẽ kiểm soát người ra, vào. Cùng đó, thực hiện trả kết quả xét nghiệm nhanh nhất để bóc tách và chuyển nhanh F0 đi cách ly. Ngoài ra, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhằm mở rộng độ bao phủ toàn dân trên địa bàn tỉnh, tạo “vùng xanh” lâu dài, vững chắc cho các địa phương.

TTXVN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›