Đi xem bóng đá ở Campuchia

Thứ Sáu, 22/02/2019 13:33 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Đội tuyển U22 Campuchia đã gây một bất ngờ lớn tại giải U22 Đông Nam Á khi sớm giành ngôi đầu bảng B chỉ sau hai lượt trận, nhưng thành công ấy không tạo nên một cơn sốt bóng đá ở Phnom Penh, như người ta tưởng. Bởi một lẽ đơn giản...

Lịch thi đấu U22 Đông Nam Á 2019. Lịch thi đấu U22 Việt Nam tại U22 Đông Nam Á

Lịch thi đấu U22 Đông Nam Á 2019. Lịch thi đấu U22 Việt Nam tại U22 Đông Nam Á

Lịch thi đấu U22 Đông Nam Á 2019. Lịch thi đấu U22 Việt Nam. VTV6, VTV5 trực tiếp bóng đá U22 Đông Nam Á hôm nay. Trực tiếp bóng đá Việt Nam.

Xem trực tiếp bóng đá U22 Đông Nam Á:

https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm

https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv5.htm

Xem chi tiết lịch thi đấu giải U22 Đông Nam Á TẠI ĐÂY

... Bóng đá không phải là số 1

Trước trận đấu ra quân gặp U22 Malaysia, hầu hết các trang báo lớn tại Campuchia đều chẳng đề cập gì đến giải U22 Đông Nam Á. Duy chỉ có tờ Post Khmer đăng một bài về buổi họp báo với đại ý rằng HLV Ong Kim Swee của U22 Malaysia e ngại đội chủ nhà, những người đã quen với mặt sân cỏ nhân tạo và thời tiết khí hậu tại Phnom Penh. Còn sau khi thầy trò HLV Felix Dalmas sớm giành vé đi tiếp, cũng chỉ có duy nhất tờ Kampuchea Thmey Daily đưa tin này ra trang nhất.

Việc giới truyền thông Campuchia không mặn mà lắm với giải U22 Đông Nam Á thực ra cũng dễ hiểu. Bóng đá không phải môn thể thao số một tại đất nước này mà là Boxing. Trong khi các thông tin về an ninh xã hội chiếm dung lượng lớn nhất trong các trang báo, thì ở chuyên mục thể thao, sự quan tâm số một lại thuộc về boxing, với những bài lớn và sâu về môn này. Trên truyền hình, thông tin về Boxing cũng áp đảo so với bóng đá.

Sự ít quan tâm đến bóng đá của người Campuchia thể hiện rõ ở lượng khán giả đến sân theo dõi U22 Đông Nam Á 2019. Mặc dù giá vé tại giải đấu này khá rẻ, chỉ 10.000 riels (tương đương 50.000 VNĐ) một vé ở khán đài A (khán đài B đương nhiên còn thấp hơn), nhưng số lượng người xem vẫn rất thấp, kể cả khi đội chủ nhà thi đấu.

Theo số liệu của ban tổ chức thì trận đấu có nhiều người xem nhất ở lượt mở màn, giữa U22 Campuchia và U22 Malaysia, sân Olympic Phnom Penh (với sức chứa 50 nghìn chỗ ngồi) cũng chỉ đón 3.875 khán giả. Ở lượt trận thứ hai, trận U22 Philippines gặp U22 Thái Lan thậm chí chỉ có vỏn vẹn 225 khán giả.

Trận U22 Campuchia thắng U22 Myanmar 2-0 có lượng khán giả đến xem đông nhất, bởi hiệu ứng tinh thần lên cao sau chiến thắng ở trận ra quân, nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, con số khán giả đến sân cũng không quá 5.000 người.

Và vũ khí “Ruộng bậc thang”

Thành công của U22 Campuchia tại giải đấu này thực ra không quá bất ngờ, bởi họ có những lợi thế khá lớn so với các đối thủ. Ngoài việc quen với thời tiết khí hậu tại Phnom Penh, các cầu thủ U22 Campuchia cũng đã quá quen với việc thi đấu trên mặt sân cỏ nhân tạo ở sân vận động Olympic, nơi mà cánh phóng viên Việt Nam vẫn nói đùa với nhau rằng đó chẳng khác gì… ruộng bậc thang!

Đó là sự thực, sân Olympic ở Phnom Penh được xây dựng từ năm 1964, đã từng xuống cấp khá nhiều trong thời kỳ Khmer Đỏ, dù đã được nâng cấp vài lần. Mặt cỏ tại đây không phải cỏ tự nhiên mà là cỏ nhân tạo - thường được thiết kế ở các giải phủi ở Việt Nam, nhưng chất lượng thậm chí còn kém hơn nhiều. Trước khi giải đấu diễn ra vài ngày, Ban tổ chức đã rải thêm cao su để đảm bảo chất lượng. Song dưới cái nóng như thiêu đốt ở Phnom Penh (một lý do khiến giải áp dụng cooling-break) thì mặt sân vẫn nhanh chóng trở nên xù xì, gồ ghề, và gây khó khăn cho rất nhiều đội bóng, đặc biệt là các đội có lối chơi nhỏ, ban bật nhanh như U22 Việt Nam bởi trái bóng đi lập bập và trôi với tốc độ nhanh.

Theo ghi nhận của phóng viên Việt Nam, mặt cỏ nhân tạo ở sân Olympic thậm chí còn tệ hơn cả ở các sân tập cỏ nhân tạo khác mà U22 Việt Nam từng tập luyện như sân AIA của trường Western, hay sân tập của khu thể thao AUPP cũng tại thủ đô Phnom Penh.

Mặt sân cỏ nhân tạo cũng khiến các cầu thủ khá nhát chân vì khả năng chấn thương là khá lớn. Trò chuyện với Phan Thanh Hậu, người đã bị phồng rộp chân và phải chườm đá, anh bảo có không ít đồng đội cũng rơi vào tình trạng như vậy. Đó cũng là tình trạng chung của các đội bóng khi tham dự giải lần này, chứ không riêng gì U22 Việt Nam. Còn với U22 Campuchia, như đã đề cập, họ đã có quá nhiều thời gian để thích ứng với mặt sân này, và đó là một lợi thế không hề nhỏ.

CĐV Việt Nam vẫn là số một

Đội tuyển U22 Việt Nam đến với giải đấu lần này với lực lượng không phải mạnh nhất, đồng thời dẫn dắt họ cũng không phải “phù thủy” Park Hang Seo. Thế nhưng, sự quan tâm của người hâm mộ Việt Nam vẫn rất lớn.

Chiều tối 15/2, khi toàn đội đặt chân xuống sân bay, đông đảo kiều bào Việt Nam tại đây cùng với đoàn cán bộ của Đại sứ quán đã nồng nhiệt chào đón. Ở các trận đấu cũng vậy. Trong số 2.223 khán giả ở trận ra quân, lượng CĐV Việt Nam áp đảo hoàn toàn so với CĐV Philippines. Lượng CĐV ở trận đó cũng gấp 3 lần CĐV ở trận U22 Thái Lan thắng U22 Timor Leste. Ở lượt trận thứ hai, lượng CĐV xem trận U22 Timor Leste - U22 Việt Nam thậm chí còn gấp 8 lần CĐV trận U22 Thái Lan – U22 Philippines (2.256 so với 225).

Thực ra, việc CĐV Việt Nam áp đảo so với các CĐV khách khác cũng khá dễ hiểu: Ngoài lượng kiều bào khá đông đảo, việc di chuyển từ Việt Nam sang Campuchia là khá dễ dàng, đặc biệt là với các CĐV ở phía Nam, khi họ chỉ mất khoảng 200 nghìn và 5 tiếng đồng hồ đi xe đò từ TPHCM sang Phnom Penh. Nhưng tất nhiên, phải có một tình yêu lớn dành cho các cầu thủ thì những CĐV này mới sẵn sàng theo đội để cổ vũ như vậy.

Ngoài ra, sự quan tâm của truyền thông Việt Nam với giải U22 Đông Nam Á cũng lớn hơn hẳn so với các quốc gia khác, dù không thể bằng các giải lớn như AFF Suzuki Cup, hay Asian Cup. Trong các buổi họp báo ở bảng A, số lượng phóng viên người Việt luôn chiếm phần lớn. Theo ước tính, lượng phóng viên Việt Nam tác nghiệp tại giải U22 Đông Nam Á 2019 lên tới gần 20 người, trong khi các nước khác thường chỉ có 2, 3 người.

Tuấn Cương – Cẩm Oanh (Từ Phnom Penh, Campuchia)

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›