Đến miền Tây không thể bỏ lỡ những đặc sản sông nước

Thứ Năm, 28/09/2017 15:50 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Dọc dải đất hình chữ S không thiếu những món ăn đặc sản khi tới mỗi vùng miền. Nhưng nếu có cơ hội thì nhất định không thể bỏ qua du lịch miền Tây Nam Bộ và thưởng thức các món ăn nổi tiếng ở nơi đây.

Đến với miền Tây Nam bộ chúng ta dễ dàng nghe đâu đó vọng lại những câu hò ngọt ngào sâu tận lòng người.

Chúng ta có thể đắm chìm vào cuộc sống miền sông nước với chợ nổi cùng hàng loạt thứ trái cây tươi rói.

Người miền Tây cũng có thể coi là một trong những “đặc sản” của vùng. Sự phóng khoáng trong lối sống, nhiệt tình cởi mở trong giao tiếp sẽ khiến bạn đến một lần là nhớ mãi.

Lênh đênh trên sông đã tai, đã mắt cũng chưa đủ mà còn phải đã mồm nữa. Bởi đến miền Tây có nghĩ là bạn đã đến với thiên đường của các loại đồ ăn đặc sản nức tiếng.

Hãy thử khám phá xem chúng ta có gì ở đây.

1. Bún cá

Đây là món ăn phổ biến nhất ở miền Tây, đặc biệt bạn sẽ được thưởng thức cùng một loại đồ ăn nhưng biến tấu theo kiểu khác nhau như bún cá Châu Đốc, bún cá Kiên Giang, bún cá Sóc Trăng,...

Bún cá ở đây nổi tiếng bởi được chế biến từ những con cá lóc béo ngậy bắt trên các dòng sông hay ruộng đồng.

Chú thích ảnh
Món đầu tiên phải thưởng thức khi đến miền Tây chính là bún cá lóc

Tuy đây chỉ là một món ăn dân dã nhưng hương vị của nó làm ai đã ăn một lần thì sẽ muốn ăn tiếp lần hai, lần ba.

Miếng cá đưa vào miệng rất ngọt và ngậy quyện với mùi vị của mắm bò hóc và hương thơm của sả, nghệ, ngải bún, sẽ cho chúng ta trải nghiệm đáng nhớ.

Nước dùng của món này có vị thanh vừa ăn hợp với tất cả mọi người.

2. Cơm tấm

Đây cũng là món ăn phổ biến mà không chỉ riêng miền Tây mới có. Nhưng cơm tấm ở đây lại có hương vị ngon hơn hẳn.

Nguyên liệu ăn kèm của một tô cơm tấm cũng chỉ là sườn, trứng, bì và đồ chua. Nhưng nhờ việc tẩm ướp gia vị mà tạo nên một sức hấp dẫn riêng.

Chú thích ảnh
Cơm tấm có hương vị riêng biệt

Không giữ nguyên miếng sườn to bản, thịt ở đây được thái lát dày, tẩm ướp rồi nướng chín trên bếp than hồng. Khi chín mới thái thành lát mỏng.

Các nguyên liệu này được trộn với một ít mỡ hành, và món dưa chua ăn kèm nên có một hương vị riêng khiến người ăn thích mê.

3. Cháo cá lóc

Nghe thì có vẻ dân dã nhưng đây lại là đặc sản để tiếp đón du khách. Cháo cá lóc ở đây thường được chia làm hai loại là cháo cá lóc rau đắng hay cháo cá lóc rau mồng tơi.

Chú thích ảnh
Cháo cá lóc có thể húp trực tiếp mà không cần thìa để xúc

Cá lóc sau khi luộc chín thì được lột da và gỡ xương rồi xếp gọn trên đĩa. Tùy sở thích mà người ta có thể ăn kèm với nấm rơm, rau đắng hoặc mồng tơi, rau cải.

Cháo ở đây được nấu loãng để húp như canh nên không mang lại cảm giác ngán cho người khác.

4. Lẩu mắm

Món ăn nổi tiếng ngon nhất nhì ở miền Tây bắt nguồn từ Cần Thơ đã rất lâu đời. Mà khi đến đây không du khách nào muốn bỏ qua.

Nguyên liệu chính của món này đã ở trong cái tên của nó, chính là mắm sặc hay mắm cá linh ở Châu Đốc – An Giang, nước lẩu được nấu từ mắm với nước dừa hoặc nước hầm xương.

Những khác biệt thú vị giữa ẩm thực hai miền Nam Bắc

Những khác biệt thú vị giữa ẩm thực hai miền Nam Bắc

Trở về Hà Nội sau khoảng thời gian dài ở Sài Thành, tôi quen miệng gọi một cốc 'cà phê sữa đá' trong quán quen. Cô bé phục vụ vừa nghe xong đã nhanh chóng sửa lại với cậu Bartender: 'Cho một nâu đá'.

Nghe tới đó đã có thể ngửi thấy mùi mắm lan tỏa khắp cả vùng.

5.  Lẩu cá linh bông điên điển

Đây là món ăn quen thuộc với người dân bản địa, nhưng lại là món lạ miệng với thực khách. Vì bông điên điển chỉ có ở miền Tây Nam Bộ.

Chú thích ảnh
Lẩu cái linh bông điển điển thơm ngon

Thịt cá béo ngọt hòa quyện với vị thanh chua của nước dùng ăn kèm nước mắm nguyên chất đã giúp món lẩu này trở nên đậm đà hơn bao giơ hết.

Bên cạnh đó, việc thưởng thức món lẩu khi lênh đênh trên sông, hay trải chiếu ngồi bệt đã mang tới mùi vị của hương đồng gió nội khó phai.

Khổng Giang

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›