Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mỗi người trẻ đều mang trong mình ước mơ thành công, nhưng bất kỳ người thành công nào cũng phải trải qua hàng ngàn khó khăn mới có thể đạt được kết quả như ý.
Tuy nhiên, với xu thể tất yếu của dòng chảy thời gian, nhiều bạn mới vào làm ở môi trường mới, bản thân chưa kịp thích nghi nên khi gặp phải vấn đề đã vội vàng xin thôi việc. Trong khi đó, gốc rễ vấn đề trong công việc của người trẻ thường đến từ việc cảm thấy mình phải chịu khổ, chịu thiệt khi đi làm.
Mới đây, trong một video đăng tải trên kênh Youtube của Khánh Vy về nội dung "2023 nên làm gì và học gì để thành công", bằng những trải nghiệm từng "kinh qua" khi làm việc và tiếp xúc tại Việt Nam, bà Nguyễn Phi Vân - Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhượng quyền và tư vấn thương hiệu tại Việt Nam đã chia sẻ 3 kỹ năng mà những người trẻ 'sống chết' phải học được để trở thành tôi của tương lai.
Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhượng quyền tại Việt Nam - Nguyễn Phi Vân (Ảnh: Facebook Nguyễn Phi Vân)
Nguyên văn bài viết của chuyên gia Nguyễn Phi Vân như sau:
"Quan trọng nhất chính là tư duy phản biện (Critical thinking), đây là một trong những kỹ năng giúp cho bạn xây dựng được chính kiến của bản thân mình. Mình muốn làm gì, mình muốn tới đâu, mình muốn thành ai, tại sao lại là hành trình đó mà không phải là hành trình khác? Và mình sống chết với hành trình đó để được làm những thứ mình mong muốn, mình thích thì đó là một điều vô cùng quan trọng. Có thể nói đó là điều 'sống chết' cũng phải học được.
Để làm được điều đó, chia sẻ với các bạn một số điều cần lưu ý nhé:
1. Học cách thu thập và sàng lọc thông tin: Phải biết thu thập thông tin, biết sàng lọc thông tin nào là thông tin chính thống, thông tin nào là không chính thống.
2. Cởi mở (Open-minded): Luôn cởi mở để tiếp nhận thông tin đó một cách không định kiến, bởi thông thường con người ai cũng có định kiến của riêng mình. Từ đó học cách để mình thở sâu, bớt phán xét về người khác. Nếu bản thân mỗi người cảm thấy đang ghét ai, bực chuyện gì đó, hay bỏ cảm xúc vào vấn đề đang gặp phải thì chứng tỏ dữ liệu đó đang không khách quan.
3. Xây dựng hệ thống làm việc phù hợp với mình: Việc này sẽ giúp xây dựng hệ thống hỗ trợ cho chính kiến của bản thân, đặc biệt không bao giờ được phán xét. Bởi mỗi người được sinh ra khác nhau; lớn lên trong hoàn cảnh gia đình riêng biệt; đi học, có những trải nghiệm về cuộc sống, tình yêu không trùng lặp,... và chính những hành trình khác nhau đó làm cho con người nảy sinh ra các hoài bão, nút thắt, nỗi đau không giống ai cả. Cho nên khi tiếp cận với một vấn đề, tất cả chúng ta đều có lối suy nghĩ khác nhau hoàn toàn.
Chỉ khi chúng ta mong muốn vui vẻ, hạnh phúc trong cuộc đời này đồng nghĩa mỗi người phải biết chấp nhận những góc nhìn khác nhau của những con người khác nhau và tìm hiểu các góc nhìn đó của họ, từ đó đặt câu hỏi 'Tại sao họ lại nghĩ như vậy?' để học cách thông cảm, thấu hiểu.
Chính hành trình vươn ra thế giới, nói chuyện và tương tác với rất nhiều người khiến tôi trở nên open-minded (cởi mở) hơn, bạn là người như thế nào tôi cũng chấp nhận hết, những vấn đề bạn nói tôi đồng ý hoặc không đồng ý vẫn không sao cả. Nhưng nếu chúng ta làm chung hoặc trải nghiệm vấn đề nào đó thì bắt buộc phải có tiếng nói chung".