CHIẾN THUẬT: Ông Park đã ‘giăng bẫy’ sẵn ngay tại sào huyệt của Malaysia

Thứ Bảy, 08/12/2018 19:14 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Trong trận chung kết lượt đi AFF Cup sắp tới, chúng ta thử xem ông Park Hang Seo chờ đợi điều gì nhất ở đối thủ của tuyển Việt Nam? Câu trả lời là ông muốn Malaysia lại cầm bóng... thật nhiều và đẩy cao đội hình tấn công chúng ta... liên tục.

VTV6 trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Philippines. Xem trực tiếp bóng đá Việt Nam hôm nay trên VTC3, VTV5

Lịch thi đấu AFF Cup 2018. Lịch thi đấu chung kết AFF Cup Malaysia vs Việt Nam. Xem trực tiếp bóng đá Việt Nam hôm nay trên VTV6, VTC3, VTV5

Lịch thi đấu AFF Cup 2018. VTV6 trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Malaysia. Xem trực tiếp bóng đá Việt Nam, chung kết AFF Cup 2018 trên VTV6, VTC3, VTV5.

Lịch thi đấu Chung kết AFF Cup 2018:

Lượt đi Chung kết (11/12): Malaysia vs Việt Nam

Lượt về Chung kết (15/12): Việt Nam vs Malaysia

Có chi tiết ít người để ít là mỗi khi gặp các đối thủ được đánh giá là mạnh từ ngang cơ tới trên cơ thì tuyển Việt Nam thường có xu hướng cầm bóng ít hơn đối thủ, sẵn sàng... chịu trận để rồi rình rập thời cơ tung đòn quyết định.

Không hề ngẫu nhiên khi xu hướng này đã diễn ra trước Malaysia, Myanmar và trong 2 trận bán kết với Philippines. Cả 4 trận nói trên chúng ta đều gặp những đối thủ được đánh giá là mạnh và Việt Nam không hề được coi là chắc thắng trước giờ bóng lăn. Và trận nào chúng ta cũng cầm bóng ít hơn đối thủ.

Chú thích ảnh

Ở hai trận gặp Philippines, Việt Nam đều chỉ giữ bóng với tỷ lệ 45% so với 55% của đối thủ. Trước Malaysia, chúng ta thậm chí chỉ cầm bóng 34% so với 66% của đối thủ còn trước Myanmar chúng ta cầm bóng 44% so với 56% của họ. Nhưng trong cả 4 trận đó chính tuyển Việt Nam mới là những người tạo ra nhiều cơ hội ghi bàn, nhiều tình huống nguy hiểm hơn hẳn đối phương.

Điều đó có nghĩa là với chiến thuật 3-4-3 mà ông Park lựa chọn cho “Những ngôi sao vàng” thì khi gặp đội mạnh, chúng ta “thích” làm cửa dưới, chịu trận hơn là áp đặt lối chơi. Điều đó được coi là có lợi, mang đến cơ hội thành công lớn hơn cho Việt Nam trên cả hai góc độ phòng ngự và phản công.

Khi cầm bóng ít hơn, chấp nhận để đối thủ gây sức ép thì những pha lên bóng của chúng ta sẽ đạt yếu tố bất ngờ cao hơn do đối phương không ở trạng thái đề phòng và tập trung phòng ngự cao độ. Thường thì đa số các đội đẩy mạnh tấn công rất khó có thể tập trung phòng ngự nhanh chóng.

Chú thích ảnh

Họ sẽ mất thời gian trong việc chuyển trạng thái từ tấn công về phòng ngự, trong việc tổ chức lại cự ly đội hình theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc sân. Thực tế là Việt Nam ghi bàn vào lưới Malaysia, Philippines toàn vào những thời điểm chúng ta không hề kiểm soát thế trận mà chúng ta chỉ “ăn” theo tình huống.

Trên phương diện phòng ngự thì khi đá 3-4-3, chúng ta dễ dàng chuyển thành sơ đồ 5-4-1 với việc Văn Hậu và Trọng Hoàng lùi xuống chơi như những hậu vệ cánh đơn thuần còn hai tiền đạo cánh cũng lùi xuống theo và biến thành hai tiền vệ cánh ở chỗ mà Văn Hậu và Trọng Hoàng đã rời đi. Mặt khác, các cầu thủ chúng ta giữ cự ly rất tốt theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc sân.

Theo chiều ngang, các tiền vệ dàn đều và không đứng cách nhau quá xa, thường chỉ tầm 10m. Theo chiều dọc, các hậu vệ và các tiền vệ thường cũng chỉ cách nhau khoảng 15m-20m. Với cách bố trí này, khi chơi phòng ngự lúc không có bóng, nếu đối thủ phối hợp bóng ngắn thì các tiền vệ có thể lùi xuống để cùng các hậu vệ truy cản. Nếu đối thủ dùng bóng dài vượt tuyến thì các trung vệ sẽ làm nhiệm vụ của mình.

Chú thích ảnh

Trong trường hợp tiền đạo đối phương di chuyển ngược lên trên để kiếm bóng thì tùy vị trí xem ai đứng gần đối thủ nhất mà một trong 3 trung vệ của Việt Nam sẽ dâng lên theo, áp sát phía sau để sẵn sàng gây áp lực.

Về cơ bản thì các trung vệ của chúng ta là Đình Trọng, Duy Mạnh, Quế Ngọc Hải chọn vị trí và bao khoảng trống rất tốt cộng với sự hỗ trợ của các tiền vệ nên từ đầu giải tới nay chúng ta thấy khung thành Đặng Văn Lâm hầu như không bị đe dọa từ bóng sống.

Pha thoát xuống rồi tạt vào trong cho đồng đội ghi bàn của Phil Younghusband ở bán kết lượt đi với Philippines là tình huống hiếm hoi chúng ta (ở đây là Duy Mạnh) mắc lỗi phòng ngự khi để “xổng” đối thủ do không áp sát kịp thời.

Tại chung kết lượt đi với Malaysia, hẳn là ông Park rất “mong” đội bóng của ông Tan Cheng Hoe lại tấn công Việt Nam, lại cầm bóng thật nhiều như ở Mỹ Đình để rồi bất thình lình vào lúc đó chúng ta lại “quật” cho đối thủ đòn đau từ một miếng đánh chớp nhoáng nào đấy vào lúc mà các hậu vệ Malaysia đang “ngủ gật” do không bị thử thách thường xuyên trước sức ép.

Tuy nhiên cũng phải nói rằng sở dĩ Việt Nam đã thành công trước Myanmar, Philippines, Malaysia với kiểu chơi “cửa dưới”, cầm bóng ít hơn một phần là do đối thủ tấn công chúng ta mà chưa thể ghi được bàn thắng trước. Nhưng chính điều đó lại càng tôn vinh sự chắc chắn của thế trận phòng ngự mà ông Park bày ra.

HT

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›