Trung Quốc sắp ra mắt cây cầu cao nhất thế giới, với độ cao gần gấp đôi tháp Eiffel. Cầu Hoa Giang (Huajiang Grand Canyon), dự kiến mở cửa vào tháng 6, tuy dài hơn 3.200m nhưng sẽ rút ngắn thời gian vượt qua hẻm núi từ hơn một giờ xuống chỉ còn vài phút.
Nằm ở độ cao 625m so với mực nước sông, cây cầu này cao hơn gần 200m so với Tòa nhà Empire State.

Cầu Hoa Giang, dự kiến khánh thành vào tháng 6, sẽ rút ngắn thời gian di chuyển qua hẻm núi từ hơn một giờ xuống chỉ còn vài phút
Vươn mình kiêu hãnh trên dòng sông Bắc Bàn, kỳ tích kỹ thuật này sẽ đưa người lái xe lên những độ cao nghẹt thở khi băng qua cây cầu nặng 22.000 tấn.
Dự án đầy tham vọng bắt đầu vào năm 2022, nhằm xây dựng một tuyến cao tốc kết nối khu vực Lục Chi và An Long thuộc tỉnh Quý Châu, phía tây nam Trung Quốc.
Sau ba năm, với chi phí 216 triệu bảng Anh (6.912 tỷ đồng), các quan chức hy vọng cây cầu hoàn thiện sẽ thúc đẩy du lịch và kinh tế địa phương.

Công trình đầy tham vọng này đã được khởi công vào năm 2022 để tạo ra một tuyến đường cao tốc nối liền khu vực Lục Chi và An Long ở phía tây nam tỉnh Quý Châu.
Ông Chen Jianlei, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Quý Châu, chia sẻ: "Việc hoàn thành cầu Hoa Giang sẽ thắt chặt mối quan hệ kinh tế giữa Quý Dương, An Thuận và Tiền Tây Nam, thúc đẩy sự hội nhập kinh tế khu vực."
Ông Zhang Shenglin, đại biểu Quốc hội khóa 14, nhận định: "Siêu dự án vượt qua 'vết nứt của Trái Đất' này sẽ phô diễn năng lực kỹ thuật của Trung Quốc và nâng tầm mục tiêu biến Quý Châu thành điểm đến du lịch hàng đầu thế giới.

Nằm ở độ cao 625 mét so với mực nước sông, cây cầu này sẽ cao hơn Tòa nhà Empire State gần 200 mét.
Hệ thống giàn thép của cầu nặng khoảng 22.000 tấn – tương đương ba tháp Eiffel – và được lắp đặt chỉ trong hai tháng".
Li Zhao, kỹ sư trưởng dự án, bày tỏ: "Chứng kiến công trình của tôi dần thành hình – nhìn cây cầu lớn lên từng ngày và cuối cùng sừng sững trên hẻm núi – mang lại cho tôi cảm giác thành tựu và tự hào sâu sắc."
Không chỉ sắp trở thành cây cầu cao nhất thế giới, Hoa Giang còn là cây cầu có nhịp lớn nhất được xây dựng tại khu vực miền núi, với chiều dài 1.420 m.

Các quan chức hy vọng cây cầu hoàn thành sẽ thúc đẩy du lịch và nền kinh tế địa phương
Trong khu vực có 92,5% diện tích là đồi núi, Quý Châu đã xây dựng gần 30.000 cây cầu kể từ cuối những năm 1970 và hiện sở hữu gần một nửa trong số 100 cây cầu cao nhất thế giới.
Alimak, công ty có trụ sở tại Stockholm cung cấp thiết bị cho công trình, cho biết vị trí và điều kiện thời tiết đã tạo ra không ít thách thức.
Đoạn giàn thép cuối cùng, nặng 215 tấn, được cẩu lên vị trí vào tháng 1, hoàn thiện cấu trúc chính. Hiện chỉ còn các công đoạn quấn cáp chính, sơn phủ và lắp đặt các tiện ích phụ trợ.

Đoạn giàn thép cuối cùng, nặng 215 tấn, đã được đưa vào vị trí vào tháng 1, hoàn thiện kết cấu chính
Wu Chaoming, kỹ sư cao cấp tham gia xây dựng, cho biết cây cầu bắc qua sông Bắc Bàn và tiết lộ: "Để hoàn thành việc cẩu dầm thép, chúng tôi đã trang bị hệ thống cẩu cáp có nhịp lớn nhất thế giới".
Cầu Hoa Giang không chỉ là kỳ tích giao thông mà còn hứa hẹn trở thành điểm đến du lịch độc đáo, với kế hoạch xây dựng khu lưu trú riêng, lối đi bằng kính và cú nhảy bungee cao nhất thế giới.

Alimak, một công ty có trụ sở tại Stockholm cung cấp thiết bị cho dự án xây dựng, cho biết vị trí và điều kiện thời tiết đã tạo ra những thách thức đáng kể
Hiện tại, danh hiệu cây cầu cao nhất thế giới thuộc về cầu Bắc Bàn Giang, cũng nằm ở Quý Châu.

Với 92,5% diện tích đất được bao phủ bởi núi và đồi, khu vực này đã xây dựng gần 30.000 cây cầu kể từ cuối những năm 1970 và hiện là nơi có gần một nửa trong số 100 cây cầu cao nhất thế giới
Băng qua sông Bắc Bàn giữa hai tỉnh Quý Châu và Vân Nam, cây cầu này cao 565m so với mặt sông, giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai tỉnh từ hơn 4 giờ xuống dưới một giờ.
Tags